Hợp tác và Xây dựng Mạng lưới Nâng cao Giáo dục và Dinh dưỡng

Bối cảnh

Cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực tiếp tục là một ưu tiên trong hoạt động của MCNV tại Lào, đặc biệt là tại các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống. Dinh dưỡng và an ninh lương thực liên hệ mật thiết với nhau và đòi hỏi các tiếp cận liên ngành như Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội quốc Gia của chính phủ Lào đã nêu rõ: “Dinh dưỡng là một trong những lĩnh vực đang đối mặt với những thách thức trong quá trình triển khai bởi nó liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác như an ninh lương thực, tiếp cận và tiêu dùng lương thực. Việc đối mặt với các vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả và chia sẻ trách nhiệm giữ các cơ quan hữu quan như y tế, giáo dục, nông nghiệp, môi trường, công nghiệp và thương mại..v.v.”[1].

Hành động của MCNV

Tại Lào, gần đây MCNV đã bắt đầu chương trình “Hợp tác và Xây dựng Mạng lưới Nâng cao Giáo dục và Dinh dưỡng”, viết tắt là CANTEEN. Đây là một chương trình 4,5 năm (Từ 01/2017 – 06/2021) do EU tài trợ 75% ngân sách. Chương trình tập trung nâng cao năng lực cho các Tổ chức dân sự xã hội (CSO) và chính quyền địa phương (LA) để cùng hợp tác hướng đến các mục tiêu phát triển. Chương trình có 2 mục tiêu cụ thể như sau:

  1.  Xây dựng năng lực cho ít nhất 6 chính quyền địa phương, 1 tổ chức phi lợi nhuận  và 20 ban phát triển thôn để cùng họp tác và cung cấp các dịch vụ liên quan đến dinh dưỡng nhằm cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và đời sống cho hơn 6,000 người dân tộc thiểu số ở 20 thôn vùng sâu vùng xa ở huyện Nong, tỉnh Savannakhet.
  2. Tăng cường năng lực về đối thoại chính sách và tăng cường sự tham gia, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các quan hệ đối tác đa ngành để khuyến khích nhân rộng các mô hình thành công và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong tiến trình phát triển.

Ở chương trình CANTEEN, MCNV hợp tác chặt chẽ với CODA – một tổ chức phi lợi nhuận tại Lào và Sở Y tế Savannakhet để thúc đẩy làm việc hợp tác và tập thể giữa các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức dựa vào cộng đồng ở huyện Nong nhằm cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực ở cấp huyện và cấp thôn. Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác điều phối đa ngành này sẽ được chia sẻ với các đối tác liên quan ở cấp tỉnh và quốc gia là những người đang làm việc cùng nhau để cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực ở Lào.

Các kết quả mong đợi

Trong 4,5 năm triển khai dự án, chương trình CANTEEN sẽ hỗ trợ hàng loạt hoạt động để đạt được các kết quả mong đợi sau:

Kết quả 1.1: Các bên tham gia như chính quyền địa phương, tổ chức dân sự xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) được tăng cường năng lực để cung cấp các dịch vụ dinh dưỡng hiệu quả cho những nhóm người dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề xã hội đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này cần tăng cường năng lực cho tổ chức và cán bộ của các LA và CSO. Các phương thức xây dựng năng lực cụ thể sẽ được thiết kế dựa trên các phân tích về các khoảng trống hiện tại và nhu cầu tương lai của mỗi tổ chức tham gia. Đối với 20 Ban phát triển thôn, chương trình sẽ sử dụng những nguồn tài trợ nhỏ để hỗ trợ họ cải thiện các kỹ năng bằng cách thực hành chu trình của những dự án thí điểm nhỏ.

Kết quả 1.2Giảm suy dinh dưỡng và mất an ninh lương thực ở các thôn thuộc dự án thông qua áp dụng cách tiếp cận hội tụ giữa các bên liên quan chủ chốt về y tế, nông nghiệp và giáo dục. Hoạt động này được thiết kế đặc biệt để minh chứng tính hiệu quả của cách tiếp cận này trong việc giảm các trường hợp suy dinh dưỡng và mất an ninh lương thực ở các thôn được lựa chọn. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm việc cùng nhau để đạt được kết quả cuối cùng. Tất cả những can thiệp đến cách ngành (như giáo dục, nông nghiệp và y tế) được thiết kế chú trọng đến dinh dưỡng và hướng đế tạo ra các bằng chứng về các cách làm giúp giảm thiểu mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng. Các cách tiếp cận được đề xuất này đã đề cập đến 14 trong 22 hoạt động ưu tiên được xác định trong Chiến lược dinh dưỡng quốc gia đến năm 2025 và Kế hoạch hành động 2016 – 2020 được thiết kế để giảm suy dinh dưỡng nhanh chóng và bền vững, chú trọng vào bình đẳng giới và quyền của phụ nữ và trẻ em gái.

Kế quả 2.1: Tăng cường tính hiệu quả cho môi trường thể chế của các CSO và LA với mạng lưới mạnh hơn để có khả năng vận động cho các cách tiếp cận bền vững sử dụng các bằng chứng từ can thiệp của dự án. Điều này cho thấy cách tiếp cận bền vững và được nhân rộng ở huyện Nong, sử dụng các bằng chứng đã có để biện luận cho việc nhân rộng, sửa đổi ở các khu vực khác tại Lào. Chương trình sẽ tăng cường các liên kết với các mạng lưới dân sự xã hội như Liên minh tăng cường dinh dưỡng. Hoạt động này sẽ gia tăng giá trị cho các kế hoạch của chính phủ Lào khi họ đang mở rộng các cách tiếp cận hội tụ ở các tỉnh khác, gồm cả tỉnh Savannakhet và sẽ tìm kiếm bằng chứng và hỗ trợ việc triển khai và mở rộng hiệu quả.

[1] Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội quôc gia 5 năm 2016 – 2020: phần 1: thành tựu và các bài học kinh nghiệm, Lào.

Read more

Ứng dụng các phương pháp truyền thông sáng tạo (LICM)

Bối cảnh

Các nhóm yếu thế và bị phân biệt đối xử như người khuyết tật, người già, người có khuynh hướng tình dục khác và người có H thường e ngại, sống tự tách biệt và cảm thấy xấu hổ hoặc thường xuyên tự vấn bản thân.

Hành động của MCNV

Để hỗ trợ những nhóm yếu thế vượt qua sự e ngại và khuyến khích họ tham gia đối thoại với cộng đồng, MCNV đã thử nghiệm nhiều với việc sử dụng các phương pháp truyền thông sáng tạo. MCV sử dụng khái niệm “phương pháp truyền thông sáng tạo” để chỉ các cách thức sáng tạo và thú vị trong truyền thông ví dụ như sân khấu dựa vào cộng đồng, kịch bóng mờ, kể chuyện, ca hát, nhảy múa và làm phim có sự tham gia.

Những kinh nghiệm thành công của MCNV khiến chúng tôi quyết định mở rộng việc ứng dụng các phương pháp truyền thông sáng tạo đến những lĩnh vực khác như nâng cao năng lực về các vấn đề sức khỏe, vận động chính sách trong việc thu nhặt rác thải và sức khỏe sinh sản và tình dục. Các phương pháp truyền thông sáng tạo mà MCNV hỗ trợ sử dụng ở Việt Nam bao gồm các tiếp cận dựa vào sân khấu, múa rối, làm phim có sự tham gia, nhảy múa và hát dân ca.

 

Các thành tựu đạt được

Việc sử dụng các hình thức nghệ thuật đã cải thiện vị thế xã hội của cả Hội Y tế thôn bản và các tổ chức dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, thành viên Hội y tế thôn bản và các tổ chức cộng đồng trở nên tự tin hơn trong việc sử dụng các loại hình nghệ thuật và it e ngại trong nói chuyện trước đám đông. Trong năm 2015, Hội người khuyết tật và Hội người cao tuổi ở các khu vực dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Trị đã vận động được 750 triệu đồng từ các cộng đồng thông qua các chiến dịch và các sự kiện cộng đồng. Tại các sự kiện này họ đã biểu diễn kịch và các tiết mục văn nghệ. Số tiền này sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động phát triển cộng đồng. Các phương pháp truyền thông sáng tạo cũng chứng tỏ là đã có những đóng góp tích cực trong việc vận động chính sách. Ví dụ như vào năm 2014, Hội người cao tuổi tỉnh Quảng Trị đã vận động thành công cho việc tăng ngân sách của cấp huyện dành cho sức khỏe người cao tuổi bằng cách tổ chức các sự kiện vận động và sử dụng truyền thông sáng tạo.

Kế hoạch tương lai

Gần đây, MCNV đã nhận được nguồn tài trợ từ tổ chức Oxfam Novib và HIVOS để thử nghiệm các phương pháp truyền thông sáng tạo tại Lào. MCNV sẽ hỗ trợ ba nhóm thanh niên dễ bị tổn thương là thanh niên khuyết tật, người song tính, đồng tính và chuyển giới và trẻ em gái làm việc tại các nhà máy dệt ở Lào trong việc sử dụng truyền thông sáng tạo để nâng cao năng lực cho các bạn trẻ và để vận động chính sách. Dự án này tạo điều kiện để MCNV có thể nhân rộng kinh nghiệm của mình và phát huy tác dụng của phương pháp này hơn nữa.

Read more

Support the people in Quang Tri

A heartfelt cry from MCNV office Central Vietnam – We will not abandon the people in Quang Tri !

From the very beginning the work of MCNV in Quang Tri Province is made possible by contributions from the donors in the Netherlands. Six years ago, we managed to get a generous subsidy which enabled us to fund additional programs and staff. But last year the subsidy period ended and we did not yet succeed in finding new sources.

Read more

Kế hoạch chiến lược 2017-2021

Các quý vị thân mến,

Trong năm qua chúng tôi đã xây dựng chiến lược của MCNV trong giai đoạn 2017 – 2021 và chúng tôi xin chia sẻ tài liệu này cùng với các bạn ở đây.

Read more

Tân đại sứ Việt Nam tại Hà Lan thăm văn phòng MCNV tại Amsterdam

 

Thứ 6, May 12, 2017, tân đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, bà Ngô Thị Hoà đã đến thăm văn phòng MCNV tại Amsterdam. Bà Hoà mong muốn tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan trên nhiều phương diện. Để thực hiện kế hoạch này, bà đã lên danh sách các tổ chức bà sẽ đến thăm và MCNV là một trong số các tổ chức đó.

Read more

Ký kết hợp đồng dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT tỉnh Điện Biên

 

Ngày 17/05/2017, tại trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng và triển khai hoạt động dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cho học sinh THPT năm 2017. Đây là một phần hoạt động của dự án thí điểm “Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT miền núi tỉnh Điện Biên”. Dự án được triển khai trong 3 năm, từ 2015 đến 2017, tại 2 trường THPT Mường Chà và THPT Phan Đình Giót, do Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật, phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cùng triển khai thực hiện .

Tham dự lễ ký, về phía Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên có ông Nguyễn Mạnh Quân – trưởng BQL, phó GĐ và các ông bà đại diện phòng Giáo dục trung học và các trường THPT hưởng lợi. Về phía MCNV có ông Phạm Dũng – Giám đốc quốc gia và ông Nguyễn Quốc Anh – cán bộ điều phối chương trình, quản lý dự án tại Điện Biên.

Hai bên đã ký kết hợp đồng với khoản viện trợ 432.876.800VNĐ từ MCNV nhằm hỗ trợ các hoạt động triển khai tại Điện Biên từ tháng 5 đến tháng 12/2017. Theo kế hoạch dự án năm 2017, Sở GD và 2 trường THPT thụ hưởng dự án sẽ triển khai nhiều hoạt động như: giảng dạy SKSS tại nhà trường; tổ chức sự kiện truyền thông và các cuộc thi về SKSS; duy trì sinh hoạt CLB “tuổi chúng mình” của các em học sinh; khám phụ khoa cho học sinh.v.v… Bên cạnh đó, dự án sẽ triển khai một loạt các hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên của các trường thí điểm này về giảng dạy và truyền thông SKSS. Trong năm 2016, Dự án đã đạt được kết quả bước đầu rất ý nghĩa đó là xây dựng và thử nghiệm bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy và tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản và tình dục an toàn.

Read more

MCNV in brief

MCNV is an international NGO working on health, nutrition, sustainable production and mainstream education for children with disabilities.

Read more

Starting up again

The film followed poor women in Binh Dai district, Ben Tre province in their fish and mushroom production groups. This is an efficient method that MCNV is applying to improve climate change resilience through women entrepreneurship.

Read more

Cổng trường mở ra

Đây là một cuốn phim tài liệu ngăn về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Cao Bằng. Trung tâm Phục hồi Chức năng và Giáo dục Hòa nhập cho trẻ khuyết tật đang ngày càng mở ra nhiều cơ hội giáo dục cho trẻ khuyết tật.

Read more

Cửa hàng tạp hóa Bông hoa nhỏ

Bộ phim này được ghi lại theo những bước chân của chị Hoa ở quán cà phê và cửa hàng tạp hóa nhỏ của mình. Với khoản vốn vay do MCNV tài trợ, chị đã mở cửa hàng làm ăn có lãi và giờ đây chị mong có thể mở rộng cửa hàng của mình hơn, có các mặt hàng phong phú hơn để bán.

Read more