Cải thiện sinh kế - 1

Hỗ trợ người nghèo làm kinh tế

Bối cảnh

Việc làm ăn kinh tế liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, sự sáng tạo, tầm nhìn cũng như khả năng khai thác các cơ hội. Rất nhiều các chương trình đã cho thấy những tác động tích cực của việc làm kinh tế đối với người nghèo và người bị lề hóa. Khi họ biết làm ăn và có thu nhập tốt, họ cảm thấy được tôn trọng. Họ cảm thấy tự vào và mong muốn đóng góp cho gia đình và cộng đồng. MCNV đã phát triển các hình thức Quỹ phát triển do cộng đồng quản lý kết hợp với các tập huấn về làm kinh tế và kiến thức về tài chính đã giúp hàng nghìn người cái thiện cuộc sống. MCNV có kế hoạch tăng cường các hoạt động hỗ trợ người nghèo làm kinh tế, đặc biệt là ở Việt Nam.

Hành động của MCNV

Nền kinh tế thị trường đã mang đến cơ hội thoát nghèo cho một số người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Tuy nhiên, nhiều người trong họ phải đối mặt với những rào cản về khả năng tiếp cận, thiếu năng lực cần thiết hoặc không nhận ra rằng họ đang có những cơ hội. Vì lý do này, MCNV đã nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường địa phương và xác định những rào cản và tác nhân đối với khả năng tiếp cận của những nhóm bị lề hoá. Cách thức làm việc với những hệ thống thị trường sẽ thay đổi ở những chương trình và dự án khác nhau với các mức độ phát triển khác nhau.

Hầu hết tất cả các nhóm dân tộc thiểu số trước đây phụ thuộc vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã tiếp cận với “thị trường” nhiều hơn. Đầu tiên, những thương lái tìm đến các nhóm thiểu số thông qua những con đường mới được mở ra vì mục đích phát triển để mua những nông phẩm ngay trên thửa ruộng của họ. Nhưng sau đó, những thương lái này đã mở ra những cửa hàng ngay chính ở cộng đồng của những người nông dân, sử dụng chính kiến thức và mạng lưới của họ để trở thành nhân vật trung gian giữa người sản xuất địa phương và thị trường bên ngoài. Ảnh hưởng của những thương lái này rất là đa dạng: một mặt họ giúp những nông dân nghèo tạo ra những nguồn thu nhập mới, những mùa vụ mới và kiến thức nông nghiệp. Tuy nhiên, về mặt khác, họ thu lợi được trong việc nông dân phụ thuộc vào họ, ví dụ như thông qua những cái bẫy nợ nần để bảo vệ sự độc quyền của họ ở địa phương. Ở dự án Phát triển Sức khoẻ và Đời sống do Cộng đồng Quản lý tại tỉnh Khánh Hoà (2004 – 2016), MCNV đã làm việc với những cộng đồng dân tộc thiểu số để giúp họ nâng cao nguyện vọng, sự tự tin và kiến thức của mình để dần dần giảm sự phụ thuộc của họ vào những người trung gian cũng như vào chính quyền địa phương.

Ở tỉnh Bến Tre, MCNV phối hợp với Hội Phụ nữ thực hiện các dự án tài chính vi mô để giảm nghèo cho phụ nữ nghèo, giúp họ học cách tiết kiệm và biết đầu tư làm kinh tế hiệu quả. Ở chương trình này, với sự quản lý của Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bến Tre, những nhóm phụ nữ nghèo học tiết kiệm và đầu tư để tạo lập và phát triển những doanh nghiệp nhỏ. Những nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội thường không được “giáo dục tài chính” cơ bản. Vì vậy, MCNV giúp xây dựng năng lực thông qua tổ chức đại diện cho họ, chẳng hạn như giúp các hội người khuyết tật biết cách duy trì và phát triển các quỹ quay vòng để hỗ trợ cho hội viên.

Kế hoạch tương lai

Chúng tôi nhận thấy vẫn cần rất nhiều can thiệp khác để giúp người nghèo tiếp cận và tham gia vào thị trường. Phần lớn nông dân ở Việt Nam không thiếu khả năng làm kinh tế hay thiếu ‘giáo dục tài chính’, và họ thường không được tổ chức và kết nối tốt. Điều này làm giảm đáng kể sức ảnh hưởng và ‘chuỗi giá trị’ các sản phẩm của họ. Ở tỉnh Quảng Trị, hiện nay MCNV đang trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác với các hợp tác xã và các nhóm sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới, MCNV dự định gắn những sáng kiến này với các tổ nhóm nông dân, đồng thời tăng cường phát triển chuỗi giá trị sản phẩm khu vực biên giới Việt – Lào.