Cải thiện sinh kế - 1

Tín dụng vi mô và bảo hiểm thu nhập

Tài chính vi mô – Một động lực bền vững cho phát triển

Impacts of microfinance to the poor

Tác động của  TCVM đến người nghèo

Trọng tâm của Mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ (SDGs) là cam kết “Xóa nghèo ở mọi nơi, dưới mọi hình thức và khía cạnh vào năm 2030”.
MCNV áp dụng cam kết xóa nghèo này thông qua lồng ghép công cụ tài chính vi mô (TCVM) vào hỗ trợ các nhóm yếu thế tại Việt Nam. Các nhóm yếu thế này thường là nhóm nghèo nhất trong cộng đồng. Trong 10 năm qua, MCNV đã cung cấp các dịch vụ TCVM như tín dụng vi mô, tiết kiệm và bảo hiểm y tế đến hơn 7000 hộ gia đình với tổng trị giá hỗ trợ trên 650,000Euro thông qua các chương trình, dự án thực hiện tại Việt Nam.

Nghèo đói là nguyên nhân chính tước đoạt nguồn sống và hy vọng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Trong bối cảnh đó, tài chính vi mô đã được chứng minh là động lực bền vững trên phạm vi toàn cầu trong công tác xóa nghèo đói. TCVM giúp cho người nghèo cơ hội để tạo ra thu nhập và tương lai tươi sáng hơn.

Các kết quả đạt được

MCNV loan allow her to build water containers to save rain water to prepare for draught and salinity

Khoản tín dụng từ MCNV giúp chị phụ nữ này xây bể chứa nước mưa để thích ứng với hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu  Long

Tín dụng vi mô, tiết kiệm và các dịch vụ tài chính khác cùng với giáo dục tài chính đã góp phần tích cực giúp cho người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình hộ gia đình để có thêm thu nhập. TCVM có tính quay vòng nên sẽ giúp được nhiều hộ gia đình hơn và kết quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các hộ gia đình nghèo cải thiện được nguồn dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ em và điều kiện sống. Do đó TCVM còn tác động tích cực đến các thế hệ sau.

TCVM có tác động tích cực vượt qua phạm vi mỗi hộ gia đình. TCVM tạo ra việc làm, giúp chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, làm tăng sự tham gia của cộng đồng và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. TCVM cũng đã làm tăng sự đoàn kết trong cộng đồng và kết nối con người nhiều hơn.

An extreme poor old lady received a friendship house built from MCNV microfinance projects in Ben Tre 2015

Một phụ nữ rất nghèo nhận được nhà tình thương do dự án TCVM của MCNV tại Bến Tre cấp năm 2015

Tính chất quay vòng của TCVM giúp cho nguồn vốn viện trợ được bảo toàn và nhân rộng cho nhiều người nghèo hưởng lợi hơn nếu nguồn vốn được quản lý hiệu quả. Do đó hiệu quả mang lại của nguồn vốn hỗ trợ TCVM sẽ lớn hơn nhiều so với hỗ trợ không hoàn lại.

Doanh nghiệp vi mô hộ gia đình có thể là một giải pháp cho người nghèo vươn lên. Phát triển mô hình doanh  nghiệp hộ gia đình giúp biến người nghèo từ vị thế thụ động và yếu trở thành một nhân tố tích cực tạo ra sự thay đổi. Phát triển doanh nghiệp vi mô hộ gia đình đòi hỏi nỗ lực cá nhân của người nghèo cộng thêm với sự hỗ trợ của cộng đồng, đây là quá trình tăng cường năng lực hiệu quả cho người nghèo. TCVM tác động trực tiếp đến tăng quyền cho phụ nữ vì đối tượng phục vụ ưu tiên của TCVM là phụ nữ và thông qua tham gia TCVM, vai trò của phụ nữ dần được nâng cao trong gia đình và xã hội.

Định hướng phát triển

Trong một vài thập kỷ gần đây, khủng hoảng TCVM đã cho thấy TCVM cũng có thể làm tổn hại tới sự phát triển nếu như áp dụng không đúng đắn. Do đó MCNV nỗ lực cân bằng hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính trong hoạt động TCVM thông qua áp dụng Quản lý hiệu quả xã hội (SPM). Áp dụng SPM cho phép hỗ trợ người nghèo vươn lên đồng thời với việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các quỹ để đảm bảo hài hòa mục tiêu xã hội và tài chính.

MCNV cũng mong muốn chia sẻ và nhân rộng các kinh nghiệm và bài học của mình trong lĩnh vực TCVM với các tổ chức và cộng đồng khác. Chúng tôi mong muốn tìm kiếm các đối tác có chung tầm nhìn và cách tiếp cận để cùng nhau đẩy mạnh áp dụng TCVM theo hướng hài hòa và bền vững.