Sức khỏe và Dinh dưỡng - 1

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Bối cảnh

Những trẻ em sinh ra thiếu cân hoặc không được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng trong những năm đầu đời thường có nhiều khả năng tử vong khi còn nhỏ. Nếu những đứa trẻ này có thể sống thì tình trạng suy dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe cũng như khả năng phát triển trí tuệ về sau. Trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các nước như Việt Nam và Lào tăng đều đặn trong những thập kỉ qua, điều này cho thấy rằng tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao không thể chấp nhận được trong nhóm dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh khó khăn khác. Do những bất lợi về phát triển mà trẻ em suy dinh dưỡng phải đối mặt, gia đình các em còn gặp khó khăn về mặt tài chính. Những khó khăn này khiến các em ở độ tuổi nhỏ lớn lên trở thành những thế hệ trẻ khó khăn tiếp theo.

Dinh dưỡng đầy đủ là quyền của trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có liên quan chặt chẽ với sự nghèo khó của cha mẹ và trình độ học vấn của cha mẹ. Đó là một vấn đề phức tạp không chỉ bao gồm việc tiếp cận thực phẩm an toàn và bổ dưỡng mà còn nâng cao nhận thức và kiến thức, niềm tin,những điều cấm kỵ đối với thực phẩm, cũng như sự giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển toàn cầu trong hệ thống thực phẩm. Đối với phát triển kinh tế tự cung tự cấp trước đây của đồng bào dân tộc thiểu số (trồng cây công nghiệp thay vì thức ăn riêng của họ) và một cách hiện đại hơn (tiền để mua thức ăn vặt ở chợ) đã làm mọi thứ tệ hơn.

Chính phủ Việt Nam đã đầu tư những nỗ lực lớn trong nhiều năm qua nhưng ở các vùng dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa sự phát triển rất chậm, nếu có. Do đó tổ chức phi chính phủ như MCNV đã sát cánh cùng các cơ quan nhà nước để áp dụng các cách tiếp cận tốt hơn phù hợp hơn với bối cảnh địa phương.

Vai trò của MCNV

Trong mười năm qua, MCNV đã đặc biệt quan tâm đến suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt tại các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên ở Việt Nam, cũng như Savannakhet tại Lào. Tại Phú Yên tập trung vào nâng cao nhận thức và hoạt động tự lực của các bà mẹ ở cấp thôn. Ở Khánh Hòa bột ngũ cốc dinh dưỡng được phát triển được sản xuất tại địa phương và được phân phối bởi hệ thống y tế cho tất cả các gia đình có trẻ em suy dinh dưỡng trong huyện. Tại Lào tập trung vào những thay đổi nông nghiệp, chẳng hạn như nhà vườn, ao cá và chăn nuôi nhỏ. Tác động tích cực đã được chứng minh trong tại một số nơi thí điểm nhưng hiện tại việc kết hợp các phương pháp tiếp cận tốt nhất để tìm ra cách hiệu quả nhất để tăng quy mô và đạt được được mục tiêu tại địa điểm rộng lớn là rất cấp bách.

Định hướng tương lai

Trong những năm tới MCNV sẽ tập trung công việc của mình vào suy dinh dưỡng ở Lào nơi mà vấn đề nghiêm trọng nhất. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách học tập có hệ thống, lấy kinh nghiệm ở Việt Nam và Lào và xem sự can thiệp như thế nào là tốt nhất có thể được áp dụng bằng cách sử dụng bối cảnh địa phương của Lào. Cùng với người dân địa phương các dịch vụ về sức khỏe, nông nghiệp và giáo dục cần phải làm việc cùng nhau. MCNV sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Tự do của Amsterdam và các viện nghiên cứu quốc gia quan trọng ở Việt Nam và Lào để đưa ra bằng chứng về hiệu quả và tính bền vững của các can thiệp. Bằng chứng này sau đó sẽ được phổ biến rộng rãi để thuyết phục các cơ quan chính phủ và các nhà hoạch định chính sách để tăng cường nỗ lực nhằm tăng số lượng trẻ em có thể bắt đầu cuộc sống với nhiều hy vọng hơn về một tương lai khỏe mạnh