Thích ứng với biến đổi khí hậu - 1

Hợp tác và Xây dựng Mạng lưới Nâng cao Giáo dục và Dinh dưỡng

Bối cảnh

Cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực tiếp tục là một ưu tiên trong hoạt động của MCNV tại Lào, đặc biệt là tại các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống. Dinh dưỡng và an ninh lương thực liên hệ mật thiết với nhau và đòi hỏi các tiếp cận liên ngành như Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội quốc Gia của chính phủ Lào đã nêu rõ: “Dinh dưỡng là một trong những lĩnh vực đang đối mặt với những thách thức trong quá trình triển khai bởi nó liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác như an ninh lương thực, tiếp cận và tiêu dùng lương thực. Việc đối mặt với các vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả và chia sẻ trách nhiệm giữ các cơ quan hữu quan như y tế, giáo dục, nông nghiệp, môi trường, công nghiệp và thương mại..v.v.”[1].

Hành động của MCNV

Tại Lào, gần đây MCNV đã bắt đầu chương trình “Hợp tác và Xây dựng Mạng lưới Nâng cao Giáo dục và Dinh dưỡng”, viết tắt là CANTEEN. Đây là một chương trình 4,5 năm (Từ 01/2017 – 06/2021) do EU tài trợ 75% ngân sách. Chương trình tập trung nâng cao năng lực cho các Tổ chức dân sự xã hội (CSO) và chính quyền địa phương (LA) để cùng hợp tác hướng đến các mục tiêu phát triển. Chương trình có 2 mục tiêu cụ thể như sau:

  1.  Xây dựng năng lực cho ít nhất 6 chính quyền địa phương, 1 tổ chức phi lợi nhuận  và 20 ban phát triển thôn để cùng họp tác và cung cấp các dịch vụ liên quan đến dinh dưỡng nhằm cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và đời sống cho hơn 6,000 người dân tộc thiểu số ở 20 thôn vùng sâu vùng xa ở huyện Nong, tỉnh Savannakhet.
  2. Tăng cường năng lực về đối thoại chính sách và tăng cường sự tham gia, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các quan hệ đối tác đa ngành để khuyến khích nhân rộng các mô hình thành công và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong tiến trình phát triển.

Ở chương trình CANTEEN, MCNV hợp tác chặt chẽ với CODA – một tổ chức phi lợi nhuận tại Lào và Sở Y tế Savannakhet để thúc đẩy làm việc hợp tác và tập thể giữa các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức dựa vào cộng đồng ở huyện Nong nhằm cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực ở cấp huyện và cấp thôn. Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác điều phối đa ngành này sẽ được chia sẻ với các đối tác liên quan ở cấp tỉnh và quốc gia là những người đang làm việc cùng nhau để cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực ở Lào.

Các kết quả mong đợi

Trong 4,5 năm triển khai dự án, chương trình CANTEEN sẽ hỗ trợ hàng loạt hoạt động để đạt được các kết quả mong đợi sau:

Kết quả 1.1: Các bên tham gia như chính quyền địa phương, tổ chức dân sự xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) được tăng cường năng lực để cung cấp các dịch vụ dinh dưỡng hiệu quả cho những nhóm người dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề xã hội đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này cần tăng cường năng lực cho tổ chức và cán bộ của các LA và CSO. Các phương thức xây dựng năng lực cụ thể sẽ được thiết kế dựa trên các phân tích về các khoảng trống hiện tại và nhu cầu tương lai của mỗi tổ chức tham gia. Đối với 20 Ban phát triển thôn, chương trình sẽ sử dụng những nguồn tài trợ nhỏ để hỗ trợ họ cải thiện các kỹ năng bằng cách thực hành chu trình của những dự án thí điểm nhỏ.

Kết quả 1.2Giảm suy dinh dưỡng và mất an ninh lương thực ở các thôn thuộc dự án thông qua áp dụng cách tiếp cận hội tụ giữa các bên liên quan chủ chốt về y tế, nông nghiệp và giáo dục. Hoạt động này được thiết kế đặc biệt để minh chứng tính hiệu quả của cách tiếp cận này trong việc giảm các trường hợp suy dinh dưỡng và mất an ninh lương thực ở các thôn được lựa chọn. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm việc cùng nhau để đạt được kết quả cuối cùng. Tất cả những can thiệp đến cách ngành (như giáo dục, nông nghiệp và y tế) được thiết kế chú trọng đến dinh dưỡng và hướng đế tạo ra các bằng chứng về các cách làm giúp giảm thiểu mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng. Các cách tiếp cận được đề xuất này đã đề cập đến 14 trong 22 hoạt động ưu tiên được xác định trong Chiến lược dinh dưỡng quốc gia đến năm 2025 và Kế hoạch hành động 2016 – 2020 được thiết kế để giảm suy dinh dưỡng nhanh chóng và bền vững, chú trọng vào bình đẳng giới và quyền của phụ nữ và trẻ em gái.

Kế quả 2.1: Tăng cường tính hiệu quả cho môi trường thể chế của các CSO và LA với mạng lưới mạnh hơn để có khả năng vận động cho các cách tiếp cận bền vững sử dụng các bằng chứng từ can thiệp của dự án. Điều này cho thấy cách tiếp cận bền vững và được nhân rộng ở huyện Nong, sử dụng các bằng chứng đã có để biện luận cho việc nhân rộng, sửa đổi ở các khu vực khác tại Lào. Chương trình sẽ tăng cường các liên kết với các mạng lưới dân sự xã hội như Liên minh tăng cường dinh dưỡng. Hoạt động này sẽ gia tăng giá trị cho các kế hoạch của chính phủ Lào khi họ đang mở rộng các cách tiếp cận hội tụ ở các tỉnh khác, gồm cả tỉnh Savannakhet và sẽ tìm kiếm bằng chứng và hỗ trợ việc triển khai và mở rộng hiệu quả.

[1] Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội quôc gia 5 năm 2016 – 2020: phần 1: thành tựu và các bài học kinh nghiệm, Lào.