Người khuyết tật và người cao tuổi

Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam

Bối cảnh

Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) là một ngành sức khỏe ứng dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ những người có khiếm khuyết, rối loạn về ngôn ngữ, giao tiếp và nuốt.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những rối loạn, khiếm khuyết này, như hội chứng tự kỷ, bại não, khuyết tật trí tuệ, chấn thương sọ não, đột quỵ, bệnh Parkinson, dị tật sứt môi, hở hàm ếch, ung thư vùng đầu – cổ…

Tình trạng không thể nói hoặc nói ú ớ, lắp bắp, phát âm bị méo…gây trở ngại nghiêm trọng đối với hoạt động giao tiếp, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, tạo những rào cản không nhỏ đối với việc hòa nhập xã hội cũng như tiếp cận giáo dục và cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Trên thế giới, NNTL đã có lịch sử gần 100 năm, tính từ cột mốc là sự ra đời của tổ chức chuyên môn đầu tiên về NNTL tại Mỹ (ASHA). Ngày nay, NNTL đã trở nên phổ biến tại châu Âu, Australia và một số nước phát triển khác. Tại Việt Nam, NNTL được biết tới khoảng 10 năm trở lại đây, bắt đầu dưới hình thức các khóa đào tạo ngắn hạn tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược Huế và Trường ĐH KT Y-Dược Đà Nẵng.

Nhu cầu về NNTL tại Việt Nam là rất lớn. Theo Điều tra Quốc gia về Người Khuyết tật tại Việt Nam năm 2016, hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên – khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật (thuộc một trong các dạng: vận động, nghe, nhìn, thần kinh, v.v). Dù không có thống kê chính thức về số người cần trị liệu ngôn ngữ, theo nghiên cứu “Disability in Vietnam 1999: A Meta-analysis of the Data” (Kane, 1999) 17-27% trong tổng số người khuyết tật tại Việt Nam có vấn đề về “ngôn ngữ”.

Mặc dù nhu cầu can thiệp ngôn ngữ trị liệu là rất lớn, nhưng việc đáp ứng nhu cầu còn là rất hạn chế. Theo nghiên cứu “Khảo sát Nhu cầu Đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam” do MCNV thực hiện năm 2018, ở thời điểm cuối năm 2017, Việt Nam chỉ có khoảng 65 người được đào tạo và có kiến thức, kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ kể trên.

Trước nhu cầu bức thiết này, từ cuối năm 2017, với nguồn tài trợ từ Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua tổ chức VietHealth và tư vấn chuyên môn từ tổ chức Trinh Foundation Australia (TFA), Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) bắt đầu hỗ trợ cho việc xây dựng và triển khai các khóa đào tạo chính quy đầu tiên về NNTL tại Việt Nam, bao gồm chương trình Thạc sỹ tại ĐH Y Dược Tp.HCM và chương trình Cử nhân tại trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.

Mục tiêu của Dự án là tạo lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hệ đào tạo chính quy về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam.

Kết quả đạt được

Trong 5 năm thực hiện, Dự án Phát triển đào tạo NNTL tại Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu đã đề ra, trong đó có việc hoàn thành khóa Thạc sĩ NNTL (phối hợp với ĐH Y Dược TP.HCM) và Cử nhân NNTL đầu tiên (phối hợp với Trường ĐH Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng).

Trong 5 năm thực hiện, Dự án Phát triển đào tạo NNTL tại Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu đã đề ra, trong đó có việc hoàn thành khóa Thạc sĩ NNTL (phối hợp với ĐH Y Dược TP.HCM) và Cử nhân NNTL đầu tiên (phối hợp với Trường ĐH Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng).

Hai khóa đào tạo Thạc sĩ và Cử nhân NNTL bao quát tất cả những phạm vi thực hành NNTL theo chuẩn quốc tế về đào tạo NNTL, trong đó có lượng giá, chẩn đoán, củng cố, phục hồi chức năng, tư vấn và dịch vụ phòng ngừa cho người ở mọi lứa tuổi gặp các vấn đề về ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong lời nói, giao tiếp – nhận thức, nuốt do chấn thương, ung thư, đột quỵ hoặc các bệnh lý thần kinh tiến triển. Nội dung đào tạo căn cứ theo hướng dẫn của Hiệp hội quốc tế về NNTL và Bệnh học ngôn ngữ (International Association of Logopedics and Phoniatric/ IALP), tham khảo chương trình đào tạo NNTL của Đại học Alberta (Canada) và Đại học Sydney (Australia) và sau đó được thiết kế, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đặc thù của Việt Nam.

Song song với việc hoàn thành hai khóa đào tạo chính quy này, Dự án cũng đã hỗ trợ 04 đơn vị đào tạo y khoa là Đại học Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, Trường ĐH Y Dược Huế và Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương trong công tác tạo nguồn, nâng cao năng lực giảng viên và xây dựng các chương trình đào tạo hệ Cử nhân và Thạc sỹ.

Trong khuôn khổ Dự án, một mạng lưới các chuyên gia giảng dạy, thực hành NNTL và đơn vị lâm sàng đã được thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành NNTL tại Việt Nam trên cả hai phương diện đào tạo và dịch vụ.

Bên cạnh đó, Dự án cũng chú trọng vào việc đưa NNTL – chuyên ngành còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam – tới gần hơn với cộng đồng với việc ra mắt trang web về NNTL đầu tiên (http://speechtherapyvn.net/ ) và trang Facebook Fanpage NNTL (https://www.facebook.com/ngonngutrilieu.mcnv) với những cập nhật thường xuyên, hữu ích.

Hoạt động hiện tại

MCNV đang hỗ trợ các trường Đại học tiếp tục triển khai các khóa đào tạo chính quy tiếp theo, gồm có: – Chương trình Thạc sĩ và Cử nhân tại ĐH YD TP.HCM – Chương trình Cử nhân tại Trường ĐH KTYT Hải Dương và Trường ĐH KTYD Đà Nẵng

Read more

Nâng cao năng lực Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập tỉnh Điện Biên

Bối cảnh

Nằm ở biên giới Tây Nam Việt Nam, tỉnh Điện Biên có dân số gần 550.000 người. Theo thống kê nghiên cứu thực hiện năm 2018, số trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh là hơn 3.000 em (từ 0-18 tuổi), trong đó 643 em chưa từng đến trường (21%), 773 em đã bỏ học (24%) . Số trẻ còn lại đang đi học tại địa phương (từ mầm non đến THPT) chiếm 55%.

Những hoạt động dự án

  • MCNV bắt đầu các hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên vào năm 2014. Năm 2016, MCNV và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc thành lập và kêu gọi tài trợ xây dựng Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập tỉnh Điện Biên.
  • Dự án sau đó được Quỹ Thiện Tâm (VINGROUP) cam kết tài trợ một phần cơ sở hạ tầng (khu nhà 2 tầng, 8 phòng học).
  • Tháng 10/2019, Trung tâm chính thức đi vào hoạt động. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của MCNV, cán bộ, giáo viên trong Trung tâm đã được tham gia nhiều hoạt động nâng cao năng lực hữu ích.
  • Từ tháng 12/2019, Trung tâm bắt đầu tiếp nhận trẻ vào học. Đến nay, Trung tâm đã cung cấp dịch vụ giáo dục và bán trú cho hơn 90 trẻ em với các dạng khuyết tật khác nhau như khuyết tật trí tuệ, khiếm khuyết âm ngữ, khiếm thính, tự kỷ và hội chứng DOWN.

Dự án đã làm được những gì?

Kết thúc năm học 2021-2022, có 17/90 học sinh của Trung tâm đã đủ điều kiện vào học tại các trường phổ thông hòa nhập.

Hiện MCNV đang tiếp tục hỗ trợ Trung tâm cũng như tỉnh Điện Biên trong việc nâng cao năng lực phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục sớm.

Read more