Tăng quyền cho phụ nữ

Ảnh: Chị Huyền (đứng giữa) và các chị em phụ nữ Bến Tre

Ngày 15, tháng 06 năm 2016
Hội phụ nữ, tỉnh Bến Tre

Chị Huyền (22 tuổi) được bầu cử vào ban chấp hành của huyện nói: “Em thấy rất lo lắng khi phải bảo vệ chương trình bầu cử của mình trước khán phòng toàn các đại biểu. Em phải luyện tập ở nhà bằng cách thu âm bài nói và nghe đi nghe lại trên băng để có thể chuẩn bị cho tất cả các câu hỏi. Nhưng hầu như các đại biểu không hỏi em gì hết và đều nói rằng chương trình của em rất tốt. Giờ em đã được bầu và em sẽ làm việc cho phụ nữ trong tỉnh mình. Em muốn phụ nữ được tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn, mở rộng tín dụng nhỏ cho phụ nữ nghèo và tìm kiếm thêm nguồn quỹ hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn nhất.”

Biến đổi khí hậu/Hạn mặn

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Bến Tre, Đồng bằng sông Cửu Long

Bà Thạc, chủ vườn hoa quả cho hay: “Tôi bắt đầu trồng vườn từ 4 năm trước, giờ chúng tôi đã có hơn 9,000 mét vuông trồng cây. Đây là năm đầu tiên tôi thực sự thấy lo cho mùa vụ. Trời thì quá khô, đất cũng nhiễm mặn. Chúng tôi sống ở đây là khá xa biển rồi nhưng nước biển chảy theo dòng sông vào làm cho đất khô cằn. Nhiều cây đã chết rồi, cây sống thì vẫn chưa thấy quả. Chỗ nào nhìn cũng chỉ thấy lá khô. Nếu không có mưa sớm tôi có thể sẽ mất thêm nhiều cây nữa. Tôi mong vẫn còn có thể thu hoạch được chút gì đó”.

Tài chính vi mô

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Bình Huề, Đại Hòa Lộc, Bến Tre

Bà Yến, trưởng nhóm tài chính vi mô nói: “Hôm nay chúng tôi sẽ bầu thêm một người mới tham gia nhóm tín dụng. Chúng tôi đang trao đổi xem cô ấy có thật thà và đáng tin cậy không, cô ấy có làm việc chăm chỉ không, nếu có thì cô ấy có thể tham gia vào nhóm và có thể vay vốn để mua bò hoặc mở quán. Chúng tôi đặt ra quy định trong nhóm tín dụng cùng nhau và đồng ý thực hiện. Nhóm hoạt động rất thành công! Chúng tôi cũng có thể tiết kiệm từ số tiền được hoàn lại và để dành vào những lúc khó khăn. Chúng tôi họp nhóm mỗi tháng một lần và luôn kết thúc bằng những hoạt động vui vẻ, hôm nay là hát.”

Tài chính vi mô/Hạn mặn

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Bình Huề, Đại Hòa Lộc, Bến Tre

Chị Tuyền (41 tuổi), thành viên nhóm tài chính vi mô kể: “Khi được vay vốn lần đầu tôi đã mua một con bò. Hôm nay tôi xin vay thêm để làm bể chứa nước. Tôi có một mẹ già và 2 con nhỏ. Chúng tôi hầu như không có nước ngọt để dùng nữa, chỉ có nước mặn để giặt giũ. Bò của tôi cũng cần nước, khoảng 20 lít một ngày. Mỗi bể chứa nước có thể chứa 3000 lít nước mưa. Tôi vay từ quỹ 5 triệu  đồng và tự bỏ ra thêm 2 triệu nữa. Tôi đã tích góp gần đủ để làm bể rồi.”

Tài chính vi mô/ Nhóm sản xuất

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Đại Hòa Lộc, Bến Tre

Bà Xuân (55 tuổi), trưởng nhóm sản xuất: “Ở nhà tôi làm muối ăn bằng cách đun sôi và rây lấy tinh thể muối thô. Làm việc cả ngày gần chậu nước đang sôi rất mệt. Nhưng giờ tôi đã được 5 người phụ nữ nghèo khác trong làng giúp đỡ. Họ giúp tôi bán muối sạch ngoài chợ và chuyển trấu vào bếp để đốt. Tôi không thể làm công việc nặng nhọc này nữa, tôi đã làm từ năm 18 tuổi rồi. Từ nhóm tín dụng, tôi có thể vay thêm vốn để trả cho những người phụ nữ đó hàng ngày. Số tiền đó giúp họ trang trải cho gia đình. 1 cân muối chỉ bán được 2 nghìn rưỡi đồng nhưng tôi cũng có thể tiết kiệm được đôi chút!”

Hạn mặn

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Đại Hòa Lộc, Bến Tre

Bác sĩ Dân, trưởng trung tâm y tế cho biết: “Năm nay nước mặn hơn mọi năm. Với độ mặn cao thế này thì nước không thể uống được. Chúng tôi cũng cần nước ngọt để phục vụ nhiều hoạt động y tế và làm sạch sàn nhà. Nước muối không thể dùng để làm sạch sàn và dụng cụ y tế. Mọi người dễ ốm vì tiếp xúc với nước mặn thường xuyên. Hiện số ca tiêu chảy và cao huyết áp đã tăng lên 30% và còn có xu hướng tiếp diễn nhiều. Trung tâm y tế cần 8,000 lít nước ngọt hàng tháng. Chúng tôi đang đề xuất chính phủ cấp thêm bể chứa nước mưa nhưng họ chưa trả lời và ở đây lại bắt đầu vào mùa mưa.”

Hạn mặn

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Đại Hòa Lộc, Bến Tre

Chị Nhàn, hiệu trưởng một trường mẫu giáo nói: “Hiện có 3 trường với tổng 180 học sinh trong xã này. Nước trong hệ thống giờ rất mặn. Nồng độ có khi tới 30% muối nên không thể uống được. Trẻ em phải mang nước từ nhà đi. Chúng tôi đã đề nghị vay giáo viên và phụ huynh để mua bể chứa nước mưa nhưng xã còn nhiều người rất nghèo nên ít người có thể cho vay, kể cả giáo viên. Chúng tôi cũng đã nhận được một khoản trợ cấp để mua bể chứa nước vì nhu cầu nước uống đang rất cấp thiết.”

Hòa nhập xã hội

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Phú Vang, Bình Đại, Bến Tre

Bà Biêu (81 tuổi) vừa được nhận một căn nhà tình nghĩa của dự án Tín dụng vi mô chia sẻ: “Nhà tôi là nhà tình nghĩa, được xây năm 2014 bằng tiền của dân làng, chính quyền địa phương và MCNV. Đây là dự án đặc biệt để giúp đỡ người già neo đơn và khó khăn. Trước kia tôi và Vân, là con gái tôi, sống trong một căn nhà nhỏ dột mái. Cả hai đều ốm đau nên không thể đi làm và không có tiền. Bây giờ tôi được dân làng giúp đỡ xây căn nhà gạch và chính phủ cho tôi quyền sử dụng đất đến hết đời. Cả cuộc đời tôi chỉ muốn sống trong một căn nhà tử tế và bây giờ ở tuổi này, giấc mơ của tôi đã thành hiện thực.”

Nông nghiệp và sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 18, tháng 06 năm 2016
Ca Hông, Khánh Hòa

Chị Nông Thị Bạch, chủ vườn quả nói: “Cán bộ có nói rằng khí hậu và đất này không thể trồng được bưởi nhưng tôi vẫn cứ trồng thử. Bưởi lên vẫn tốt, chủ yếu vì chúng tôi làm việc rất chăm chỉ. Năm nay khô hạn quá nên quả nhỏ và nhẹ, nên hôm nay tôi đào thêm nguồn nước. Chúng tôi phải đào sâu 30 mét bằng tay, thật may là có hàng xóm giúp. Công việc cũng có đôi lúc gặp khó khăn nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc. Giờ chúng tôi thành công và địa phương đang muốn nhân rộng mô hình trồng trọt này và tôi rất tự hào vì điều đó.”

 

Sinh kế/ xây dựng năng lực

Ngày 16, tháng 06 năm 2016
Ca Hồng, Khánh Hòa

Chị Thắm (33 tuổi), trưởng thôn và chủ cửa hàng: “Cuộc sống tôi thay đổi hoàn toàn sau khi tham gia buổi tập huấn của MCNV về cách bảo vệ mùa màng. Tôi học được cách sử dụng hạt giống và phân bón. Hàng xóm cho tôi vay vốn mở cửa hàng bán nông sản. Họ tin tưởng là tôi có thể làm được. Và đúng là việc buôn bán khá suôn sẻ. Sau đó tôi được chọn làm trưởng thôn. Cửa hàng tên là Khánh Hà, là tên tỉnh Khánh Hòa và Hà Lan ghép lại. Đây là ý tưởng của một người dân trong thôn.”

Xây dựng năng lực/nông nghiệp

Ngày 18, tháng 06 năm 2016
Nong Vilay, Lào

Ông Bunnhom, chủ tịch huyện cho biết: “Nong là một xã nghèo của tỉnh Savannakhet. Chúng tôi phải xử lý bom đạn chưa phát nổ dưới mặt đất vì nó gần với cung đường Hồ Chí Minh. Các hoạt động nông nghiệp bắt đầu từ năm 2000 nhưng vẫn còn rất kém vì tàn tích chiến tranh vẫn hiện diện khắp mọi nơi. Trước hết người dân Nong cần được cung cấp dinh dưỡng và sau đó mới có thể làm việc để từng bước phát triển vùng. MCNV rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng năng lực. Đầu tiên họ tập huấn cho đội ngũ nhân viên để phổ biến cho người khác. Vậy nên chúng tôi rất vinh dự được là một trong những đối tác của MCNV.”

Nông nghiệp dinh dưỡng

Ngày 20, tháng 06 năm 2016
Thôn Along, Nong, Lào

Trường thôn Along: “Chúng tôi thường họp làng hàng tuần để nói về các vấn đề quan trọng. Ở đây có truyền thống nam nữ ngồi riêng. Hôm nay chúng tôi sẽ thảo luận xem mọi người trong thôn đang cần nhất cái gì. Trẻ em ở đây bị suy dinh dưỡng, chúng tôi biết chúng cần các loại chất dinh dưỡng nhất định. Ngoài ra chúng tôi còn cần một số lời khuyên về cách trồng rau, không phải việc nào cũng suôn sẻ ngay khâu đầu tiên. Một người phụ nữ trong thôn có ý kiến về việc cần có một buổi hội thảo về trồng đậu đen. Một buổi hội thảo như vậy về lâu dài có thể giúp cải thiện sức khỏe của dân làng.”

Nông nghiệp dinh dưỡng (2)

Ngày 20, tháng 06 năm 2016
Thôn Along, Nong

Cô Son (45 tuổi) có 7 con, là thành viên tham gia dự án Dinh Dưỡng: “3 năm trước tôi có tham gia buổi hội thảo cùng với MCNV về làm vườn. Tôi đã học hỏi được rất nhiều. Họ phát giống cây để chúng tôi trồng rau tại nhà. Chúng tôi cũng học cách nhân giống cây, gieo cây con vào bãi phân trâu nhỏ để chúng lớn nhanh. Thật sự buổi học rất vui. Khi thu hoạch xà lách lần đầu tiên, chúng tôi chỉ dùng để nấu canh vì không ai trong làng biết xà lách có thể ăn sống! Tôi muốn tham gia lớp nấu ăn để học cách nấu món rau tốt nhất cho con.”

Dinh dưỡng/ Sức khỏe bà mẹ trẻ em

Ngày 20, tháng 06 năm 2016
Thôn Xuan Yai, Nong

Trưởng thôn Xuan Yai cho biêt: “Phần lớn phụ nữ trong thôn có 5 con trở lên. Y tá từ trung tâm y tế trên thành phố xuống thăm khám cho trẻ nhỏ hàng tháng. Và cứ 3 tháng thì tất cả trẻ nhỏ dưới 5 tuổi được khám xem cân nặng và chiều cao đã phù hợp với lứa tuổi hay chưa. Bà mẹ sau khi sinh sẽ được bổ sung vitamin. Phụ nữ cũng học cách nấu ăn khoa học cho trẻ. Đối với chúng tôi sức khỏe là quan trọng nhất: có sức khỏe mới có thể mang lại nhiều thứ khác.”

 

Hội người khuyết tật

Ngày 21, tháng 06 năm 2016
Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

Ông Lê Hữu Bằng, chủ tịch Hội người khuyết tật và chủ cửa hàng ăn uống: “Nhóm tự lực cho người khuyết tật của chúng tôi thành lập năm 2000 với số tiền 1,500 ơ rô. Hiện trong quỹ của nhóm đã có tới 18,000 ơ rô và chúng tôi đã cho 97 người khuyết tật vay vốn để làm ăn nhỏ lẻ. Nguồn tiền tới từ những nhà hảo tâm người Hà Lan và các khoản trợ cấp. Chúng tôi hi vọng trong vòng 5 năm có thể hoạt động độc lập. Chúng tôi còn tổ chức các buổi vận động gây quỹ như văn nghệ trong thôn. Chương trình rất thành công, không chỉ giúp các thành viên thêm tự tin mà còn gây thêm quỹ. Ngoài công việc chính ra thì đây là công việc tình nguyện. Hướng dẫn người khuyết tật cần nhiều thời gian sức lực và không phải ai cũng phù hợp với việc này. Chúng tôi hiện đang tính thuê thêm người hỗ trợ.”

Khuyết tật/ Hòa nhập xã hội

Ngày 21, tháng 06 năm 2016
Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

Thân Gông Hào (39 tuổi) là nông dân và hội viên Hội người khuyết tật: “Sau tai nạn sản xuất tôi gặp khó khăn trong việc vận động đôi chân nhưng tôi đã tập luyện để có thể đi lại. Sau đó tôi mở một trang trại nhỏ nuôi một con lợn, năm con bò và vài con gà. Đợt này có nhiều người đặt gà cho đám cưới nên tôi làm thêm một chuồng gà chứa 500 con. Tất cả là nhờ có Hội người khuyết tật cho vay vốn và tiền từ bố mẹ tôi. Chúng tôi cũng làm một ao cá và trồng tiêu trong vườn. Chúng tôi không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Trước kia tôi tự do nhưng trong tay chẳng có gì, giờ đây tuy tôi dựa vào viện trợ nhưng tôi đã có vợ, con trai, sắp sửa thêm một đứa và có một cơ ngơi. Tôi rất tự hào vì những gì chúng tôi đã đạt được.”

Sức khỏe tâm thần

Ngày 21, tháng 06 năm 2016
Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

Bà Nguyễn Thị Duy (74 tuổi), thành viên nhóm Sức khỏe tâm thần gia đình cho biết: “Con trai tôi bị tâm thần phân liệt 20 năm rồi. Nó được cho thuốc chữa nhưng hành vi vẫn chưa ổn định. Có lúc nó rất hung hăng, tôi phải dấu dao bếp đi. Tôi và chồng nhiều lúc vẫn rất sợ nó. 2 năm trước tôi đến với nhóm gia đình và được giúp đỡ rất nhiều. Ở đó tôi có thể chia sẻ những chuyện về con trai và học cách đối xử với nó từ thành viên khác khi nó lên cơn. Không khí trong nhóm khá trật tự và vui vẻ, họ giúp tôi rất nhiều.”

Sức khỏe tâm thần (2)

Ngày 21, tháng 06 năm 2016
Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

Cô Trần Thị Lý (43 tuổi), cán bộ y tế thôn bản: “Có ba nhóm tự lực trong huyện dành cho những người có vấn đề về tâm thần. Khi tôi bắt đầu làm việc với họ tôi thấy rất khó tiếp cận. Không biết làm sao để có thể thực sự kết nối, liên lạc với người bị tâm thần. Vào năm 2013 tôi có tham gia khóa học giao tiếp với người bị tâm thần và nó đã giúp tôi rất nhiều. Chúng tôi học cách hỏi han, tính kiên nhẫn và làm thế nào để cảm thấy an toàn khi làm việc. Tôi thấy nó không chỉ tốt cho bản thân mình mà cho các thành viên khác trong hội. Họ cũng đã thành công trong việc liên lạc với nhau. Ai cũng cần điều đó.”

Hoạt động trị liệu

Ngày 21, tháng 06 năm 2016
Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

Cô Trần Thị Lý (43 tuổi), cán bộ y tế thôn bản: “Có ba nhóm tự lực trong huyện dành cho những người có vấn đề về tâm thần. Khi tôi bắt đầu làm việc với họ tôi thấy rất khó tiếp cận. Không biết làm sao để có thể thực sự kết nối, liên lạc với người bị tâm thần. Vào năm 2013 tôi có tham gia khóa học giao tiếp với người bị tâm thần và nó đã giúp tôi rất nhiều. Chúng tôi học cách hỏi han, tính kiên nhẫn và làm thế nào để cảm thấy an toàn khi làm việc. Tôi thấy nó không chỉ tốt cho bản thân mình mà cho các thành viên khác trong hội. Họ cũng đã thành công trong việc liên lạc với nhau. Ai cũng cần điều đó.”

Khuyết tật

Ngày 24, tháng 06 năm 2016
Na Sang, Mường Chà, Điện Biên

Lò Thị Phương (59 tuổi) tham gia khảo sát của MCNV cho biết: “Tôi không thể đi, sinh ra đã vậy rồi. Tôi sống trong một nhà kho gần nhà chị gái. Tôi không thể làm gì nếu không có chị ấy. Năm ngoái nghiên cứu sinh của MCNV có đến thăm để xem nhu cầu ăn uống, tắm giặt của tôi. Tôi nghe nói hiện tại họ đang tập huấn cho sinh viên. Về bản thân tôi thì tôi chỉ mong có căn nhà tử tế hơn và một bể chứa nước mưa.”

 

Khuyết tật

Ngày 24, tháng 06 năm 2016
Na Sang, Mường Chà, Điện Biên

Lương Văn Năng (28 tuổi) tham gia điều tra của MCNV: “Tôi sống cùng anh trai và bố mẹ ở căn nhà sàn này. Tôi bị ốm năm 7 tuổi, giờ thì chân và các khớp khó cử động. Anh tôi bảo vì không nhiều người đến thăm nên nên tôi không thể nói tốt. Cán bộ y tế thôn bản dạy tôi cách tự xuống cầu thang, dùng cánh tay làm đòn bẩy. Ngày nào trời đẹp thì tôi có thể làm việc, giúp gia đình sửa lưới đánh cá. Khi người nghiên cứu của MCNV hỏi tôi đang cần gì, tôi đã nói đi học là ước muốn lớn nhất của tôi. Nhưng tôi thật sự cần được trợ giúp để thực hiện ước mơ đó.”

Sức khỏe sinh sản

Ngày 24, tháng 06 năm 2016
Mường Chà, Điện Biên

Trần Văn Cường, phó hiệu trưởng trường THPT: “630/700 tổng số học sinh là dân tộc thiểu số. Tiếc là tỉ lệ tốt nghiệp cũng không cao. Vì vậy nên học sinh nữ thường bỏ học sớm. Truyền thông của họ là nếu kết hôn hoặc mang thai thì sẽ phải bỏ học ngay lập tức, dù có sắp tốt nghiệp. Cha mẹ khuyến khích con gái mang bầu sớm vì sẽ có giá hơn. Trường có dạy giáo dục giới tính bằng tiếng dân tộc của học sinh. MCNV giúp chúng tôi soạn phương pháp giảng dạy mới. Không phải những câu chuyện khô khan mà là thảo luận thực sự với học sinh đồng thời kết hợp ca hát và các hoạt động khác. Chúng tôi đang cố gắng thay đổi dần dần và cho các em gái một cơ hội để hoàn thành việc học.” 

Sức khỏe sinh sản (2)

Ngày 24, tháng 06 năm 2016
Na Sang, Mường Chà, Điện Biên

Lò Thị Ma, hộ sinh cho biết: “Người Mường trong vùng rất nghèo, không có tiền đi khám bệnh. Lúc trước tôi có giúp một chị 26 tuổi bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai. Nhà cô ấy không có tiền mua thêm các thực phẩm cần thiết nên tôi tự đi mua mì cho cô ấy để cô ấy có thể phục hồi trở lại. Vì làm hộ sinh nên tôi thấy hậu quả của nhiều trường hợp ăn uống không đủ chất rồi, cả mẹ và con đều bị ảnh hưởng. Thêm nữa là phụ nữ mang bầu thường là em gái không đến đúng lúc để khám thai định kì. Đi lại đến bệnh viện thường quá tốn kém đối với người Mường, có người sống cách bệnh viện tới 60 cây số. Chúng tôi muốn giúp họ bằng cách đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng để trẻ được sinh ra khỏe mạnh.” 

Sức khỏe sinh sản/ Giới

Ngày 24, tháng 06 năm 2016
Mường Chà, Điện Biên

Sùng Thị Sung (19 tuổi), mẹ của Chương (6 tuổi): “Em lấy chồng năm 13 tuổi, khi đó chồng 18. Em mang bầu khi đang học lớp 12 và bỏ học luôn. Truyền thống của bọn em là vợ phải sống cùng bố mẹ chồng. Bố mẹ em thì sống cách đấy 200 cây. Em không muốn thế, lúc đầu ở đây em thấy rất cô đơn. Bọn em lấy nhau sớm quá nên cũng khó hiểu nhau. Chồng em và em ít khi có thời gian ở riêng cùng nhau vì xung quanh còn đông người nhà. Em rất nhớ trường lớp, em thích học địa lý, lịch sử và có nhiều bạn gái ở trường. Giờ em cũng không biết tương lai sẽ ra sao nhưng em muốn được sống trong một ngôi nhà riêng của hai vợ chồng.’

Sức khỏe sinh sản/ Giới (2)

Ngày 24, tháng 06 năm 2016
Mường Chà, Điện Biên

Hồ Thị The (16 tuổi), mẹ của Quân (2 tháng): “Em đang thêu trang phục truyền thống. Em thích làm vì thêu cần sự chính xác. Em đang số cùng chồng, anh Tăng cùng với 20 người trong gia đình nữa. Tăng vẫn dang đi học nhưng em thì phải bỏ học vì mang thai. Sau khi sinh em không biết phải làm gì với đứa trẻ, không biết chăm sóc nó nên mẹ chồng giúp em. Thỉnh thoảng em và chồng làm việc nhà cùng nhau rất vui như nấu ăn, tắm cho con. Bọn em còn được một người đàn ông đi trước trong làng cho lời khuyên. Ông ý dạy bọn em cách sống hòa hợp với nhau. Chị gái em cũng mang thai khi còn rất trẻ nhưng chuyện đó ở đây được coi là bình thường.”

HIV / AIDS

Ngày 25, tháng 06 năm 2016
Thanh An, Điện Biên

Lò Thị Vân (29 tuổi), thành viên nhóm Hoa hướng dương: “Khi tôi bị ốm năm 2010, tôi phát hiện mình bị nhiễm HIV. Chồng tôi dùng ma túy, con gái tôi cũng bị nhiễm. Lúc đó tôi chỉ còn biết khóc, không muốn ăn uống gì. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi tôi được giới thiệu vào nhóm Hoa hướng dương. Mọi kiến thức tôi học được từ những người phụ nữ bị HIV khác đều mơi mẻ. Tôi học được từ họ rất nhiều. Chúng tôi họp mặt 2 lần một tháng và sau mỗi lần tôi lại cảm thấy khá hơn. Tôi mua một con lợn bằng khoản vay nhỏ, giờ nó đang chửa. Sau này tôi có thể đem lợn con ra chợ bán. Tiền đó tôi có thể trả nợ và để dành cho con gái.”

HIV / AIDS (2)

Ngày 25, tháng 06 năm 2016
Thanh Hưng, Điện Biên

Lò Thị Suối (26 tuổi), thành viên nhóm Hoa hướng dương: “Tôi, chồng và con trai sống ngày qua ngày và cuộc sống cũng đang dần tốt lên. Cả nhà bị nhiễm HIV nên chúng tôi không có nhiều sức lực, không thể đi làm công được nữa. Tôi chăm gia súc, gia cầm và vườn rau, việc đó tôi tự làm được. Có đôi lúc chúng tôi thấy cô đơn vì không có nhiều người đến nhà chơi. Tôi may mắn đã được tham dự một buổi họp mặt của nhóm Hoa hướng dương. Tôi tham gia một buổi hội thảo hướng dẫn chăm sóc gia súc và hiện giờ tôi cùng hai chị em khác nuôi một con lợn. Nhiều lúc tôi quên không cho lợn ăn vì thuốc điều trị ảnh hưởng tới trí nhớ nhưng giờ tôi có người khác nhắc nhở rồi. Năm nay con lợn nái của chúng tôi đẻ lứa đầu 6 con lợn con, chúng tôi cảm thấy rất tự hào!”