Thúc đẩy hòa nhập của thanh niên khuyết tật về Quyền Sức khỏe Sinh sản và Tình dục (SKSSTD)  

Dự án Phương pháp Truyền thông Sáng tạo (LICM) do MCNV thực hiện tại Lào là một phần của chương trình lớn về hòa nhập có tên VOICE; Để biết rõ hơn thông tin về chương trình, vui lòng truy cập website www.voiceglobal.org

LICM giới thiệu các phương pháp truyền thông sáng tạo, trong đó có kịch (bóng mờ), âm nhạc, hoạt hình… như một hình thức thực hành hội thoại giữa các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương về Quyền Sức khỏe Sinh sản và Tình dục (SKSSTD), và giữa các nhóm thanh niên với người có ảnh hưởng và các nhóm khác trong xã hội.

Một khởi đầu tốt đẹp được bắt đầu từ đầu tháng 6 với lớp tập huấn về sáng tạo diễn ra tại Savannakhet. Tập huấn do MCNV phối hợp với Hội Người khuyết tật Lào tổ chức. Bảy thôn với tổng cộng 22 tham dự viên đã tham dự và xây dựng lên ba câu chuyện ấn tượng sâu sắc. Trong số 22 tham dự viên có 17 thành niên khuyết tật và năm trẻ em gái tuổi vị thành niên, tất cả trong độ tuổi từ 14 đến 24. Như vậy có 12 nam và 12 nữ thanh niên tham dự buổi tập huấn.

Mục đích của tập huấn là mở ra một cuộc hội thoại về quyền tình dục của giới trẻ và trẻ em gái vị thành niên giữa các em với nhau và với người dân cộng đồng. Trong buổi làm việc vào tháng 5/2017, các vấn đề chính mà thành thiếu niên muốn trao đổi gồm có:

  • Phân biệt đối xử ảnh hưởng đến đời sống gia đình của thanh niên khuyết tật;
  • Trẻ em gái vị thành niên có các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục (SKSSTD) do thiếu kiến thức và kỹ năng về SKSSTD;

Ba câu chuyện do ba nhóm tham dự viên xây dựng và phát triển. Vào lúc bắt đầu tập huấn, các nhóm còn e dè, khép kín, nhưng dần dần các bạn sẽ vượt qua mọi bỡ ngỡ lúc ban đầu để tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận. Ba nhóm đã phát triển ba sản phẩm truyền thông sáng tạo khác nhau: kịch hội thoại, kịch bóng mờ và video có sự tham gia.

Câu chuyện do một nhóm thanh niên khuyết tật phát triển với nội dung xoay quanh chuyện một nam thanh niên khuyết tật đem lòng yêu một cô gái không khuyết tật. Sau một thời gian, anh quyết định cầu hôn cô. Đôi bạn trẻ quyết định xin phép gia đình hai họ. Mặc dù cha mẹ cô gái rất quý mến chàng trai, họ vẫn từ chối anh do lo sợ rằng nếu con rể họ khuyết tật thì các cháu của họ sau này sinh ra cũng khuyết tật. Chàng trai và cô gái rất đau buồn. Bạn bè của đôi bạn trẻ đã vào cuộc, khuyên họ nên nhờ các bác sĩ đến gặp cha mẹ cô gái và đưa lời khuyện. Sau đó bấc sĩ đến gặp cha mẹ cô, giải thích rõ ràng rằng khuyết tật không phải là di truyền. Sau buổi tham vấn với bác sĩ, cha mẹ cô gái cho phép hai người làm đám cưới. Câu chuyện đã mang đến một kết thúc có hậu: một đám cưới vui vẻ, hạnh phúc đã được diễn ra!

Câu chuyện được kể dưới hình thức kich bóng mờ tại: //drive.google.com/drive/folders/0B4Isr8JKRCreUnhBVldpODhIY00

Thông điệp chính mà câu chuyện muốn truyền tải: Do nhận thức còn chưa đầy đủ mà công đồng đã tạo ra nhiều kỳ thị với người khuyết tật, khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống thường nhật tại cộng đồng. Hãy mở lòng mình, nhìn vào những khả năng của họ và hỗ trợ trong trong các mối quan hệ yêu thương. Cần cải thiện các dịch vụ tư vấn cho người khuyết tật, gia đình và cộng đồng nơi họ sinh sống về Quyền SKSSTD.

Một sự kiện truyền thông đã được tổ chức tại thôn Phonsim, cách Kayson 18km, với sự tham gia của khoảng 40 người dân trong làng thuộc đủ lứa tuổi. Người dân đã háo hức đến xem phim của thể loại kịch bóng mờ.

Sau khi vở kịch được trình chiếu, một cán bộ chương trình của Hội Người khuyết tật Lào tại Savannakhet đã đặt ra các câu hỏi xung quanh câu chuyện và đề nghị mọi người chia sẻ các quan điểm của mình về các khía cạnh cụ thể của câu chuyện. Khán giả đã rất thích thú và tham gia nhiệt tình vào quá trình đặt câu hỏi và thảo luận. Các tham dự viên tại sự kiện đều đồng ý rằng tư vấn cho thanh niên nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục hơn nữa.

Một đánh giá ngắn về tập huấn sáng tạo và sự kiện truyền thông đã đúc rút ra các ý chính sau đây từ tham dự viên:

  1. Kịch bóng mờ là hình thức truyền thông được tham dự viên yêu thích nhất.
  2. Thanh niên đặc biệt ấn tượng về sự kiện truyền thông. Đây là lần đầu tiên họ có cơ hội tham gia đóng kịch trước đông đảo khán giả. Dù ban đầu nhiều người có hồi hộp, lo lắng, nhưng tất cả đã vượt qua bỡ ngỡ ban đầu để hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn.

“Trong lúc tập huấn chúng tôi làm không tốt lắm, nhưng thật kỳ lạ, khi đứng trước đông đảo khán giả, chúng tôi đã làm tốt hơn rất nhiều. Ví dụ như, một người trong số chúng tôi đã bật khóc. Cô đã không thể làm được điều ấy khi thực hành trên lớp.”

“Chúng tôi cảm thất rất vui khi thấy mọi người thích thú xem mình diễn, sau đó còn đặt ra nhiều câu hỏi.”

“Chúng tôi đã cho thấy rằng người khuyết tật cũng có thể làm được việc này giống như người không khuyết tật.”

Dự án Phương pháp Truyền thông Sáng tạo (LICM) đã chia sẻ kịch bóng mờ và video vào cuối tháng 6/2017 với nhóm lớn các bên liên quan, trong đó có Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Sở Lao động – Xã hội, Sở Y tế và Trường Cao đẳng Khoa học Y tế để vận động cho việc bồi dưỡng kiến thức về chia sẻ và tư vấn về SKSKTD.