Bối cảnh

Đông Nam Á là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Nông dân nhiều nơi trong khu vực đang phản ánh về việc mùa mưa trở nên khó đoán trước, lượng mưa ít và đến muộn dẫn đến tình trạng mất mùa. Việc thiếu hụt nước ngọt từ sông Mê kông bởi các đập giữ nước ở vùng làm giảm lưu lượng nước và việc mực nước biển tăng đang dẫn đến việc xâm nhập mặn ngày càng nặng hơn. Điều này đã trở thành một vấn đề trầm trọng tại tỉnh Bến Tre, nơi MCNV đã làm việc nhiều năm nay,  khigiống bưởi hồng da xanh, đặc sản của vùng này đang dần bị thoái hoá.

Vai trò của MCNV

Biến đổi khí hậu cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng nhóm người nghèo và bị lề hoá thường bị ảnh hưởng nặng nề và sớm nhất. VÌ thế, MCNV rất chú trọng để thử nghiệm và giới thiệu nhiều hình thức nông nghiệp có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở những nơi mà chúng tôi hoạt động. Những cách tiếp cận bền vững giúp ngăn chặn hoặc phục hồi việc xói mòn độ phì nhiêu của đất và bảo tồn việc sử dụng nước ngọt là một trong những định hướng quan trọng nhất. Những phương pháp này không đòi hỏi đầu tư lớn là điều thuận lợi cho những người nghèo. Bên cạnh đó, để bình ổn cuộc sống của những người nghèo đang bị tác động bởi hạn hán và ngập mặn, MCNV đã đưa ra những tập huấn về kỹ thuật và cung cấp tín dụng cho phụ nữ nghèo khởi nghiệp với các hoạt động tạo thu nhập thay thế như chăn nuôi và nghề thủ công. Việc thành lập những mô hình hợp tác xã mới cho phụ nữ nghèo dựa vào những thế mạnh ngành nghề truyền thống và kinh nghiệm thị trường là một cách tiếp cận mới mà MCNV đang thử nghiệm tại tỉnh Bến Tre. Mô hình này hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơi hội hơn cho người nghèo bởi vì nó giảm thiểu chi phí sản xuất và tang hiệu quả trong việc sử dụng nhân lực.

Trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra vào đầu năm 2016, MCNV đã đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với sáng kiến hỗ trợ phụ nữ nghèo xây dựng những hồ chứa nước lớn để dự trữ nước mưa phục vụ cho nhu cầu nấu nướng trong mùa khô. Các khoản vay quay vòng giúp xây dựng hồ chứa nước đã giúp 160 hộ xây dựng 296 hồ chứa với tổng dung tích 829m3 nước mưa có thể dự trữ cho mùa khô. Số lượng các hộ nghèo có thể xây hồ chứa sẽ được tăng lên nữa trong năm tới khi các khoản vay hiện tại được quay vòng.

Vấn đề nông nghiệp bền vững đang liên quan mật thiết đến nhu cầu ngày càng tăng đối với sản xuất thực phẩm dinh dưỡng và an toàn và cho một dân số đang phát triển. Sự quan tâm ngày càng nhiều đến an toàn thực phẩm của nhóm những người khá giả ở các khu vực thành thị của Việt Nam thực sự lại đang tạo ra những cơ hội sinh kế cho những nông dân dân tộc thiểu số nghèo trong việc trồng trọt sản phẩm hữu cơ. Nếu đất đai của họ được giữ gìn để không bị ô nhiễm thì trong tương lai sẽ có thể trở thành một trong những tài sản có giá trị. Đã có những dấu hiệu cho thấy rằng những nhà hoạch định chính sách có thể không ủng hộ cách họ vẫn thường làm là sử dụng những giải pháp công nghệ cao và quy mô lớn mà các doanh nghiệp lớn về nông nghiệp và hoá chất nông nghiệp đang quảng bá mạnh mẽ.

Định hướng tương lai

MCNV đang phát triển lĩnh vực “Nông nghiệp dinh dưỡng” tại một trong những khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số nghèo và ở vùng xa xôi nhất tại Lào. Những khu vực này rất xa các khu vực thành thị nên dự án chú trọng vào việc giúp người dân tự cung tự cấp bền vững, đồng thời cải thiện sự tiếp cận đối với thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai trong bối cảnh rừng và các tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm.