Cải thiện sinh kế – 1

Tổng kết Dự án PROSPER: Những kết quả đột phá

Ngày 10/2/2023, Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị (Hội CCR) phối hợp với MCNV tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy quan hệ đối tác bền vững giữa chủ rừng nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó biến đổi khí hậu” (Dự án PROSPER) do Liên minh Châu Âu (EU) và MCNV đồng tài trợ.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích báo cáo, chia sẻ thông tin về những kết quả Dự án đạt được, thảo luận, rút ra các bài học kinh nghiệm về mô hình tổ chức, cách thức triển khai các hoạt động, từ đó đưa ra những đề xuất để duy trì và phát huy những kết quả Dự án. 

Sau 3 năm triển khai dự án (tháng 2/2020 – tháng 2/2023), Hội CCR Quảng Trị và các chi hội là đại diện cho chủ rừng nhóm hộ gia đình, cộng đồng đã tham gia sâu vào tiến trình giảm phát thải và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Với khoảng 2.880 ha rừng trồng gỗ keo đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC, Hội CCR và các chi hội đóng góp vào lượng giảm phát thải hằng năm nhờ những thay đổi về thực hành kỹ thuật lâm sinh của chủ rừng.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, 2.145 ha rừng tự nhiên của 5 chi hội miền núi được cấp chứng nhận FSC dịch vụ sinh thái (FSC-ES) đã đóng góp hấp thụ hằng năm khoảng 7.000 tấn CO2.  Hiện các chi hội đang tiếp cận nguồn chi trả tự nguyện hằng năm cho 7.000 tấn CO2, với mức chi trả khoảng 10 euro cho 1 tấn CO2, tương đương khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Diện tích rừng trồng gỗ keo và rừng tự nhiên được cấp chứng nhận quản lý bền vững FSC đã tạo điều kiện cho hơn 3.700 nông dân thuộc các cộng đồng miền núi, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia cung ứng cho thị trường nguyên liệu có chứng nhận FSC gồm gỗ keo và các lâm sản ngoài gỗ như tre nguyên liệu, hạt trẩu, bồ kết và măng khô.

Bên cạnh đó, các mô hình du lịch cộng đồng dựa trên các rừng có chứng nhận FSC về dịch vụ hệ sinh thái cũng đang mở ra một cơ hội về phát triển sinh kế cộng đồng gắn với quản lý rừng bền vững. Các kết quả ban đầu đã đóng góp vào Nghị quyết số 02-NQ/HU về Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa.

Giám đốc MCNV Việt Nam, ông Phạm Dũng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Dũng, Giám đốc MCNV Việt Nam khẳng định: Dự án PROSPER thể hiện nỗ lực mở rộng các hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu tại Quảng Trị, một trong những tỉnh đối tác chiến lược của MCNV.

Theo ông Phạm Dũng, PROSPER là dự án trọng điểm của MCNV trong bối cảnh mô hình phát triển chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình ngày càng được nhân rộng tại các địa phương, mà Quảng Trị là tỉnh tiên phong, nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của chính phủ về giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý.

Nhân dịp này, Giám đốc MCNV đã bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng tới nhà tài trợ EU, Hội CCR Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hướng Hoá và các huyện, xã tham gia dự án; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng Công an và Bội đội biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc tỉnh, Ban Quản lý rừng, các đơn vị chuyên môn trong tỉnh, các tổ chức bạn như WWF, các doanh nghiệp, và đặc biệt là các chủ hộ rừng nhóm hộ gia đình.

“Chính sự tham gia và đóng góp của các hộ gia đình là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của Dự án!” ông Phạm Dũng khẳng định.

Ông Phạm Trọng Hổ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Trọng Hổ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa đã đánh giá cao những hỗ trợ mà MCNV đã và đang dành cho tỉnh Quảng Trị, trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế cho phát triển tại Việt Nam ngày càng giảm dần.

Theo ông Phạm Trọng Hổ, mặc dù triển khai trong thời gian ngắn, dự án PROSPER đã tạo được các kết quả mang tính đột phá, mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng, phát triển sinh kế cho cộng đồng miền núi, phát triển rừng trồng gắn với phòng hộ và đặc biệt là nỗ lực trong đóng góp vào giảm phát thải.

“Chúng tôi nghĩ rằng các kết quả từ dự án PROSPER hoàn toàn có cơ hội nhân rộng thông qua việc lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như huy động nguồn lực từ các dự án phát triển và các doanh nghiệp đang triển khai trên địa bàn huyện Hướng Hóa”, ông Phạm Trọng Hổ nhận định.

Các đại biểu tham quan thực địa trước thềm Hội thảo kết thúc dự án PROSPER.

Dự án Thúc đẩy mối quan hệ bền vững giữa chủ rừng nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Dự án PROSPER) do Liên minh Châu Âu tài trợ chính, MCNV đồng tài trợ và trực tiếp quản lý, phối hợp với Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị triển khai từ 2020.

Dự án thực hiện với mục tiêu nâng cao năng lực, vai trò của các chủ hộ rừng nhóm gia đình tham gia vào dịch vụ môi trường rừng, đóng góp vào việc hạn chế giảm phát thải thông qua các giải pháp tăng cường diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ FSC, tăng cường diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ gắn với các mô hình sinh kế rừng bền vững.

Read more

Vun đắp tình yêu thiên nhiên, môi trường cho thế hệ tương lai

Trồng cây “chữa lành” vết thương của rừng ở một điểm sạt lở do lũ quét năm 2020.

Ngày 30/7 vừa qua, MCNV, tổ  chức DFS (Đức), Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ và trường THPT Đông Hà đã tổ chức tour dã ngoại ket hop giáo dục thiên nhiên và môi trường dành cho học sinh tại vùng dự án của MCNV tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Đoàn tham quan tại làng du lịch sinh thái Chênh Vênh

Chuyến tham quan đã mang tới cho 39 học sinh trường THPT Đông Hà cùng các thầy cô giáo và phụ huynh những hiểu biết về giá trị của thiên nhiên, bao gồm, hệ sinh thái và rừng, nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, thúc đẩy hành động vì môi trường.

Trồng cây tại vùng bị sạt lở do trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10/2020.

“Mọi thứ ở đây thật mới mẻ, lạ lẫm với em. Khi bắt đầu bước chân vào rừng, cũng giống như các bạn khác, em hơi lo là mình sẽ gặp vắt. Nhưng rồi, em phát hiện ra rằng, chuyến đi đã mang lại những bài học về thiên nhiên, môi trường. Những khoảnh khắc trải nghiệm này cũng là dịp để chúng em tập đối diện với nỗi sợ và vượt qua thử thách.”

Em Trần Nguyễn Phi Uyên thăm vùng trồng cà phê và chanh dây.
Giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và các hoạt động tạo thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ.

“Tôi rất ấn tượng với chương trình này”, thầy Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng trường THPT Đông Hà cho biết. “Tất cả các em học sinh tham gia chương trình đều sống ở thành phố Đông Hà, chưa có dịp được tìm hiểu về rừng cũng như tiếp cận với cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc. Lần này các em đã có những trải nghiệm rất ý nghĩa.”

Thầy Hoàng Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đông Hà

“Như tôi được biết, đây là lần đầu tiên một chương trình tham quan-học hỏi như thế này được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều chương trình tương tự được tổ chức trong tương lai, thu hút thêm nhiều học sinh tham gia!” thầy Hoàng Văn Minh chia sẻ.

Read more

Khởi động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở miền núi Quảng Trị

Ngày 20/4/2022, MCNV phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức sự kiện khởi động hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng gắn với quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC® tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tham dự sự kiện này có đại diện các sở, ban, ngành liên quan các cấp: Sở NN&PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Nông thôn mới, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại & Du lịch, Huyện Ủy, Ban Tuyên giáo & UBND huyện Hướng Hóa cùng các phòng, ban liên quan.

Tại sự kiện này, các đại biểu và khách mời có dịp trải nghiệm các dịch vụ du lịch sinh thái của cộng đồng thôn Chênh Vênh, như tham quan điểm cắm trại Đồi Sa Mươi, thác và suối Chênh Vênh, tuyến thăm rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý, điểm dã ngoại xóm Rờ Vê, thưởng thức ẩm thực các món ăn ngon từ sản vật địa phương, thưởng thức chương trình ca nhạc, tìm hiểu những nét độc đáo của văn hóa bản địa, …

Quầy hàng giới thiệu sản vật địa phương.

Để các dịch vụ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở thôn Chênh Vênh chính thức đi vào hoạt động ngày hôm nay, trong hơn nửa năm qua, MCNV đã phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa và UBND xã Hướng Phùng tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch cho cộng đồng thôn Chênh Vênh và Ban quản lý rừng cộng đồng của thôn này. Các hỗ trợ chính bao gồm: sửa chữa, nâng cấp nhà cửa làm homestay cho một số hộ gia đình, trang bị dụng cụ phục vụ hoạt động dã ngoại ngoài trời (như lều, trại, chăn, chiếu, …), cải tạo cảnh quan cắm trại khu vực ven suối, lắp đặt các pa nô chỉ dẫn, xây nhà vệ sinh, tập huấn về quản lý du lịch cộng đồng và tập huấn về kỹ năng phục vụ ẩm thực, …

Tại buổi lễ chính của sự kiện, Ông Phạm Trọng Hổ – Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa – khẳng định cộng đồng thôn Chênh Vênh, với điều kiện tự nhiên lý tưởng và văn hóa bản địa đặc sắc, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh sự hỗ trợ của MCNV là hết sức thiết thực, có thể đặt nền tảng để cộng đồng này phát triển hoạt động du lịch sinh thái lâu dài gắn với công tác quản lý rừng bền vững.

Ông Nguyễn Đình Đại – Trưởng Văn phòng MCNV tại Quảng Trị phát biểu tại sự kiện.

Ông Nguyễn Đình Đại – Trưởng Văn phòng MCNV tại Quảng Trị – cho biết cộng đồng thôn Chênh Vênh với gần 100 hộ gia đình Bru Vân Kiều đang quản lý một diện tích rừng tự nhiên giao cộng đồng và hộ gia đình quản lý lên đến 1.000 héc-ta. Việc phát triển sinh kế và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ, du lịch cộng đồng và các dịch vụ hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng, giúp cộng đồng này quản lý và bảo vệ rừng tốt hơn.

Cô gái Vân Kiều trong trang phục truyền thống.

Với sự hỗ trợ của MCNV thông qua dự án PROSPER do Liên minh châu Âu và MCNV đồng tài trợ, trong năm 2021 rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh, cùng với rừng cộng đồng thôn Hồ (xã Hướng Sơn), tự hào trở thành hai rừng cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận FSC® của Hội đồng Quản trị Rừng Quốc tế.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc hỗ trợ cộng đồng thôn Chênh Vênh củng cố và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, MCNV sẽ tiếp tục tìm cách kết nối các nhà tài trợ, các doanh nghiệp có trách nhiệm để họ tự nguyện chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái do cộng đồng này cung cấp, như các dịch vụ hệ sinh thái về hấp thụ carbon, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, …

Read more

Giới thiệu Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam

Ngày 21/1/2022 Hội thảo giới thiệu Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Dự án có tổng ngân sách 906.665 Euro, trong đó gần 50% được tài trợ bởi chính phủ Hà Lan thông qua Cơ quan doanh nghiệp Hà Lan (RVO), với mục tiêu cải thiện chất lượng của trái thanh long, bưởi và xoài tại 4 tỉnh Bình Thuận, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp.

Trong dự án này, MCNV đóng vai trò triển khai thực hiện, phối hợp với các đối tác kỹ thuật là các doanh nghiệp Hà Lan có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường như Eurofins, YARA, Bayer, Prins, các đơn vị nghiên cứu trong nước. Đối tác tiếp nhận dự án là Hội Nông dân Việt Nam.

Hội Nông dân tỉnh Bến Tre.

Các hoạt động dự án được thực hiện xuyên suốt các“mắt xích’ trong chuỗi giá trị trái cây, gồm cải thiện các thực hành canh tác bao gồm sử dụng phân bón, kỹ thuật tưới tiêu, hóa chất bảo vệ thực phẩm, xử lý sau thu hoạch và phân phối tới thị trường Châu Âu. Các hoạt động này sẽ được giới thiệu và chuyển giao bởi các doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường từ Hà Lan, thông qua các mô hình trình diễn tại 4 tỉnh.

Các hoạt động nâng cao năng lực cũng là một phần quan trọng của dự án. Trong 3 năm thực hiện, dự kiến sẽ có 72 lớp tập huấn dành cho ít nhất 600 nông dân, 12 lớp tập huấn cho cán bộ địa phương và 12 sự kiện trao đổi kiến thức, liên kết thị trường.

Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp.

Nằm trong Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, mục tiêu xa hơn của dự án là tạo ra sự thay đổi trong phương thức canh tác và xuất khẩu sản phẩm của ngành trồng trọt nhằm tạo ra tăng trưởng bền vững và việc làm, cũng như tạo ra mối liên hệ đối tác giữa các công ty Hà Lan và đối tác Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Nếu đạt được các mục tiêu này, dự án sẽ là một điển hình trong chiến lược hợp tác giữa Hà Lan và Việt Nam./.

Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận
Hội Nông dân tỉnh Long An

oi

Read more

Hỗ trợ người nghèo làm kinh tế

Bối cảnh

Việc làm ăn kinh tế liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, sự sáng tạo, tầm nhìn cũng như khả năng khai thác các cơ hội. Rất nhiều các chương trình đã cho thấy những tác động tích cực của việc làm kinh tế đối với người nghèo và người bị lề hóa. Khi họ biết làm ăn và có thu nhập tốt, họ cảm thấy được tôn trọng. Họ cảm thấy tự vào và mong muốn đóng góp cho gia đình và cộng đồng. MCNV đã phát triển các hình thức Quỹ phát triển do cộng đồng quản lý kết hợp với các tập huấn về làm kinh tế và kiến thức về tài chính đã giúp hàng nghìn người cái thiện cuộc sống. MCNV có kế hoạch tăng cường các hoạt động hỗ trợ người nghèo làm kinh tế, đặc biệt là ở Việt Nam.

Hành động của MCNV

Nền kinh tế thị trường đã mang đến cơ hội thoát nghèo cho một số người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Tuy nhiên, nhiều người trong họ phải đối mặt với những rào cản về khả năng tiếp cận, thiếu năng lực cần thiết hoặc không nhận ra rằng họ đang có những cơ hội. Vì lý do này, MCNV đã nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường địa phương và xác định những rào cản và tác nhân đối với khả năng tiếp cận của những nhóm bị lề hoá. Cách thức làm việc với những hệ thống thị trường sẽ thay đổi ở những chương trình và dự án khác nhau với các mức độ phát triển khác nhau.

Hầu hết tất cả các nhóm dân tộc thiểu số trước đây phụ thuộc vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã tiếp cận với “thị trường” nhiều hơn. Đầu tiên, những thương lái tìm đến các nhóm thiểu số thông qua những con đường mới được mở ra vì mục đích phát triển để mua những nông phẩm ngay trên thửa ruộng của họ. Nhưng sau đó, những thương lái này đã mở ra những cửa hàng ngay chính ở cộng đồng của những người nông dân, sử dụng chính kiến thức và mạng lưới của họ để trở thành nhân vật trung gian giữa người sản xuất địa phương và thị trường bên ngoài. Ảnh hưởng của những thương lái này rất là đa dạng: một mặt họ giúp những nông dân nghèo tạo ra những nguồn thu nhập mới, những mùa vụ mới và kiến thức nông nghiệp. Tuy nhiên, về mặt khác, họ thu lợi được trong việc nông dân phụ thuộc vào họ, ví dụ như thông qua những cái bẫy nợ nần để bảo vệ sự độc quyền của họ ở địa phương. Ở dự án Phát triển Sức khoẻ và Đời sống do Cộng đồng Quản lý tại tỉnh Khánh Hoà (2004 – 2016), MCNV đã làm việc với những cộng đồng dân tộc thiểu số để giúp họ nâng cao nguyện vọng, sự tự tin và kiến thức của mình để dần dần giảm sự phụ thuộc của họ vào những người trung gian cũng như vào chính quyền địa phương.

Ở tỉnh Bến Tre, MCNV phối hợp với Hội Phụ nữ thực hiện các dự án tài chính vi mô để giảm nghèo cho phụ nữ nghèo, giúp họ học cách tiết kiệm và biết đầu tư làm kinh tế hiệu quả. Ở chương trình này, với sự quản lý của Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bến Tre, những nhóm phụ nữ nghèo học tiết kiệm và đầu tư để tạo lập và phát triển những doanh nghiệp nhỏ. Những nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội thường không được “giáo dục tài chính” cơ bản. Vì vậy, MCNV giúp xây dựng năng lực thông qua tổ chức đại diện cho họ, chẳng hạn như giúp các hội người khuyết tật biết cách duy trì và phát triển các quỹ quay vòng để hỗ trợ cho hội viên.

Kế hoạch tương lai

Chúng tôi nhận thấy vẫn cần rất nhiều can thiệp khác để giúp người nghèo tiếp cận và tham gia vào thị trường. Phần lớn nông dân ở Việt Nam không thiếu khả năng làm kinh tế hay thiếu ‘giáo dục tài chính’, và họ thường không được tổ chức và kết nối tốt. Điều này làm giảm đáng kể sức ảnh hưởng và ‘chuỗi giá trị’ các sản phẩm của họ. Ở tỉnh Quảng Trị, hiện nay MCNV đang trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác với các hợp tác xã và các nhóm sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới, MCNV dự định gắn những sáng kiến này với các tổ nhóm nông dân, đồng thời tăng cường phát triển chuỗi giá trị sản phẩm khu vực biên giới Việt – Lào.

Read more

Làm kinh tế và chuỗi giá trị

Bối cảnh

Nền kinh tế thị trường đã mang đến cơ hội thoát nghèo cho một số người bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Read more

Ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng nghèo ven biển tỉnh Bến Tre

Bối cảnh

Serious drought and saline intrusion in Ben Tre 2016

Tình trạng khô hạn ở Bến Tre vào năm 2016

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gây ra những tác động trực tiếp đến điều kiện sống của một lượng lớn cư dân ở các nước đang phát triển, nơi họ phải dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Read more

Tín dụng vi mô và bảo hiểm thu nhập

Tài chính vi mô – Một động lực bền vững cho phát triển

Impacts of microfinance to the poor

Tác động của  TCVM đến người nghèo

Trọng tâm của Mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ (SDGs) là cam kết “Xóa nghèo ở mọi nơi, dưới mọi hình thức và khía cạnh vào năm 2030”.

Read more