Giải HÀ LAN MỞ RỘNG 2016 ĐÁNH DẤU TINH THẦN Vì CỘNG ĐỒNG CỦa DOANH NGHIỆP HÀ LAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC

Ngày 25 tháng 11, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV) đã tổ chức giải golf từ thiện thường niên lần thứ III tại sân golf Sông Bé. 16 đội thi đấu trong giải đồng thời phiên dạy đánh golf đã chào đón 20 người bắt đầu chơi. Chắc chắn đây là giải đấu đáng nhớ vì thời tiết rất lý tưởng cho một ngày đánh golf. Bầu không khí, những đóng góp từ thiện và khâu tổ chức thành công là nhờ có sự nhiệt tình tham gia và hỗ trợ từ nhiều nhà tài trợ trong đó có Lãnh sự quán Hà Lan tại Tp. Hồ Chí Minh, Royal HaskoningDHV, Air France KLM, De Heus, Fugro, Heineken, Peja, Vietnammm.com cùng với nhiều nhà hảo tâm và đối tác marketing khác.

Những trò chơi thử thách tại sân golf như cú đánh xa nhất và thi bịt mắt đánh golf làm cho không khí sự kiện trở nên sinh động và để lại ấn tượng đặc biệt với mỗi người.

Khép lại ngày thi đấu là Gala bữa tối vui vẻ và đầm ấm. Marcel Hassink, chủ tịch DBAV mở màn bằng lời cảm ơn tới tất cả các nhà tài trợ và các bên tham gia đã duy trì tinh thần làm từ thiện vì luôn ủng hộ giải Hà Lan mở rộng hàng năm. Buổi tối tiếp tục với lễ trao giải, công bố rút thăm trúng thưởng và cuộc đấu giá trực tiếp thành công, nơi các bên tham gia rất nhiệt tình thể hiện sự hào phóng của mình.

Bà Hà Việt và Bà Lương Thị Quỳnh Lan, đại biểu của tổ chức từ thiện được hưởng lợi năm nay lần lượt là: MCNV và Quỹ chăm sóc mắt Hà Lan đã chia sẻ với tất cả người tham gia về công việc đầy cảm hứng của họ ở Việt Nam và sự nhiệt thành mong muốn việc đưa hỗ trợ đi xa hơn. Trở lại vào tháng 11 tới, giải Hà Lan mở rộng được trông đợi sẽ mang lại cho người tham gia một trải nghiệm thâm chí còn hơn cả những năm trước.

Xem hình ảnh sự kiện tại đường link này.

Read more

MCNV supports the provision of water supplies in remote villages in Lao PDR

Access to clean water is vital to health and MCNV has been pleased to support the installation of boreholes in remote villages in Nong District, Lao PDR.

Read more

Nông nghiệp dinh dưỡng ở Lào và Việt Nam

Cải thiện chế độ ăn uống thông qua nông nghiệp dinh dưỡng

Bối cảnh

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng tình trạng đói kém vẫn là một vấn đề lớn ở Lào với hơn 44% trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của các em về lâu dài. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở huyện Nòng, một trong những khu vực nghèo nhất tại Lào nơi mà người dân có thể bị thiếu thốn lương thực nhiều tháng trong năm.

Vai trò của MCNV

Để giải quyết những vấn đề này, MCNV đã áp dụng cách tiếp cận nhạy cảm với dinh dưỡng đối với các hoạt động về nông nghiệp và sinh kế ở một số làng bản nghèo nhất của huyện. Cách tiếp cận này đã được sử dụng trong chương trình cải thiện dinh dưỡng của MCNV tại tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

Cách tiếp cận này nhằm hướng đến sự đóng góp tối đa của ngành nông nghiệp cho dinh dưỡng và ghi nhận những lợi ích từ một chế độ ăn đa dạng và có dinh dưỡng cũng như sự quan trọng của ngành nông nghiệp trong việc hỗ trợ các sinh kế của nông thôn. Thay vì chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm cho thị trường thì những người dân sử dụng đất đai của họ để canh tác nhiều chủng loại nông phẩm từ hoa quả, rau, vật nuôi và cá. Ở Nòng,MCNV đã hỗ trợ phát triển các ao cá, cung cấp hạt giống và dụng cụ làm vườn và nâng cao các dịch vụ thú y để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Cách tiếp cận của MCNV đối với nông nghiệp còn kéo theo việc khuyến khích bình đẳng giới và cung cấp giáo dục về dinh dưỡng để nhờ đó các hộ dân quen với việc cái thiện dinh dưỡng, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em. Ví dụ như chúng tôi đã xem xét sự phân công lao động giữa đàn ông và phụ nữ để đảm bảo rằng các bà mẹ có đủ thời gian để cho con của họ bú. Cuối cùng, MCNV đã áp dụng cách tiếp cận đa ngành đối với dinh dưỡng, liên kết ngành nông nghiệp với các ngành khác như giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội để giải quyết những nguyên nhân khác của tình trạng suy dinh dưỡng.

Các kết quả đạt được

Thông qua việc hợp tác với các tổ chức từ các ủy ban phát triển thôn đến Bộ nông nghiệp, MCNV đã cải thiện việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trong khi vẫn bảo tồn đất đai và nguồn nước mà những người dân vẫn sử dụng để sinh hoạt. Điều quan trọng nhất là hoạt động này đã giảm tình trạng đói và suy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe của trẻ em để đạt được những lợi ích về lâu vê dài.

Định hướng tương lai

Trong thời gian sắp tới, MCNV sẽ làm việc với Diễn đàn kiến thức về thực phẩm và kinh doanh của đại học Vries, Hà Lan để triển khai nghiên cứu về những tác động của nông nghiệp dinh dưỡng để đảm bảo rằng mô hình này có thể được nhân rộng hơn cho nhiều người dân ở Lào và các nước khác.

Thông tin về dự án dinh dưỡng với Diễn đàn kiến thức về thực phẩm và kinh doanh ở đường link sau:

http://knowledge4food.net/research-project/scaling-up-nutrition-sensitive-agricultural-initiatives-in-vietman-and-laos/

Read more

Hỗ trợ phụ nữ sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV

Bối cảnh

Đại dịch HIV xuất hiện tại Việt Nam từ thập niên 1990 và đã trở thành vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng. Cho đến năm 2015, tổng số người sống chung với H tại Việt Nam thống kê được là 227.000 người, trong đó hơn 70.000 người tử vong do HIV/AIDS. Hàng năm ước tính có khoảng 14.000 ca HIV nhiễm mới.

Qua hơn 12 năm triển khai các dự án hỗ trợ và can thiệp về HIV, MCNV đã có những đóng góp tích cực trong việc thành lập và hỗ trợ nhóm chị em phụ nữ sống chung với H có tên gọi Hoa Hướng Dương. Đây là một tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng hoạt động tại bảy tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ chuyển gửi, tiếp cận bảo hiểm y tế, hỗ trợ xã hội… chương trình đã giúp phụ nữ sống chung với H được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, tạo điều kiện cho họ được nâng cao sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Các hoạt động và thành tựu

Từ năm 2004, MCNV bắt đầu hỗ trợ  thành lập một nhóm phụ nữ có H tại Hà Nội. Mục đích ban đầu của nhóm đơn giản là nếu các chị em phụ nữ có thai thì họ sẽ được tiếp cận thông tin và thuốc men để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Dự án thí điểm này đã mang lại nhiều thành công với những mục tiêu ban đầu. Với sự tài trợ từ Đại sứ quán Hà Lan, chương trình này tiếp tục được mở rộng ra 03 tỉnh từ năm 2006 đến 2009. Trong giai đoạn ba, những thành tựu của chương trình tiếp tục được phát huy và mô hình hoạt động được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của những người yếu thế sinh sống ở vùng núi xa xôi hẻo lánh. Từ năm 2010, chương trình được mở rộng và bao phủ 07 tỉnh và mạng lưới Hoa Hướng Dương đã hỗ trợ hơn 1.500 phụ nữ sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình của họ.

Những nhóm Hoa Hướng Dương đã minh chứng rằng, chính họ có thể vượt qua những trở ngại để có một cuộc sống năng động và trọn vẹn. Sự hỗ trợ của dự án được thực hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm: tư vấn và chăm sóc tại nhà và trong bệnh viện, hỗ trợ phát triển sinh kế, hỗ trợ giáo dục trẻ em và các hoạt động gắn kết với cộng đồng nhằm giảm phân biệt và kỳ thị. Trải qua hơn 12 năm, chương trình đã chứng tỏ rằng, khi phụ nữ sống chung với H làm việc cùng nhau với tinh thần tự tin họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, góp phần tạo nên sự thay đổi và phát triển.

Từ năm 2012, sau khi bàn giao dự án cho các đối tác địa phương, mạng lưới Hoa Hướng Dương đã hoạt động một cách độc lập hơn với sự điều hành của Ban điều phối cấp quốc gia, và các trưởng nhóm của mỗi nhóm Hoa Hướng Dương tại các tỉnh. Hoa Hướng Dương tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ xã hội thông qua các hoạt động như họp nhóm hàng tháng, hỗ trợ vốn vay và các sự kiện hỗ trợ khác. Trong giai đoạn này, Mạng lưới đã vượt qua nhiều khó khăn để duy trì các nhóm tại các tỉnh và chính mạng lưới để duy trì các hoạt động có giá trị thiết thực cho chị em yếu thế. Với kết quả đó, hơn 1.100 phụ nữ sống chung với H thường xuyên có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ trong các cuộc họp hàng tháng.

Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của bảo hiểm y tế với người có H, MCNV đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các thành viên nhóm Hoa Hướng Dương. Nhờ có sự giúp đỡ của dự án mà rất nhiều phụ nữ nghèo có H – những người không thể mua hoặc không có thói quen mua bảo hiểm đã có được loại bảo hiểm này. Để tạo thói quen mua bảo hiểm, chương trình đã tổ chức nhiều cuộc nói chuyện chia sẻ về những lợi ích của bảo hiểm y tế, đặc biệt với người có H, trước khi họ nhận được hỗ trợ bảo hiểm. Vì thế hiện nay 100% các thành viên đều được bảo hiểm y tế bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, hàng loạt những hoạt động tập huấn kỹ năng làm cha mẹ cho ông bà nuôi cháu mồ côi (do HIV), tập huấn về bệnh viêm gan B, C, tuân thủ điều trị ARV, nuôi lợn nái sinh sản, hỗ trợ vốn vay …vẫn được triển khai để bảo vệ sức khỏe, cải thiện đời sống cho nhóm phụ nữ yếu thế một cách bền vững và hiệu quả.

Định hướng tương lai

Sau hơn 2 năm gần đây với sự hỗ trợ kỹ thuật và lượng kinh phí tối thiểu, mạng lưới Hoa Hướng Dương được nâng cao năng lực và khả năng làm việc ngày càng độc lập hơn với vai trò của một tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng của những phụ nữ sống chung với H. Chúng tôi hy vọng sau khi MCNV hoàn toàn ngừng hỗ trợ, mạng lưới Hoa Hướng Dương tiếp tục tự đứng vững để đem lại lợi ích thiết thực cho các chị em yếu thế có cùng hoàn cảnh.

Read more

Sức khỏe sinh sản và tình dục cho trẻ vị thành niên dân tộc thiểu số

Bối cảnh

Hướng Hóa là một huyện miền núi ở tỉnh Quảng Trị, giáp giới với Lào. Huyện Hướng Hóa có dân số gần 80.000 dân, trong đó hơn 50% là dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều và Pa Cô. MCNV hiện đang thực hiện dự án ở các thôn, bản thuộc 5 xã nằm sát biên giới. Dân số ở khu vực này là 12.353 người, trong đó có 1.999 hộ nghèo (16.2%) và 9.835 người dân tộc thiểu số (79.6%)

Ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều và Pa Cô không có chữ viết. Cũng vì lẽ đó, người dân khó tiếp cận các nguồn thông tin, còn chất lượng dịch vụ y tế thì không cao. Họ chủ yếu trồng chuối, sắn, ngô, lúa trên đồi núi có chất lượng đất kém. Họ làm việc chăm chỉ nhưng không có đủ thu nhập để có thể trang trải các chi phí về chăm sóc y tế và giáo dục. Giống như nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác, người Bru Vân Kiều và Pa Cô chịu ảnh hưởng của nghèo đói và bị tụt hậu trong quá trình phát triển.

Vấn đề

Theo phong tục tập quán địa phương, trẻ vị thành niên Bru Vân Kiều và Pa Cô được cha mẹ cho phép tự do kết bạn trai gái từ khá sớm. Các em cũng thường lập gia đình khi còn rất trẻ, đặc biệt nhiều em gái lấy chồng khi chưa đến tuổi 18. Trẻ vị thành niên có xu hướng quan hệ tình dục sớm, nhưng lại thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Điều này khiến các em dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có thai ngoài ý muốn. Một mặt sức khỏe sinh sản và tình dục không thực sự được giảng dạy ở trường học, mặt khác trẻ vị thành niên khó tiếp cận với các nguồn thông tin có tính giáo dục về lĩnh vực này thông qua các kênh khác. Kể cả khi nhận thức rõ các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục, các trẻ vị thành niên cũng tránh đề cập đến vì lí do quá “nhạy cảm” hoặc quá “riêng tư”.

Một khảo sát với trẻ vị thành niên trong vùng năm 2013 cho thấy có đến 56% trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi đã từng quan hệ tình dục, 78% không biết tự bảo vệ để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, 14% số em gái có thai ngoài ý muốn, và 97% thiếu các kiến thức cơ bản về ngừa thai.

Vai trò của MCNV

Năm 2015, MCNV triển khai một dự án để giúp giải quyết thực trạng này. MCNV tổ chức các hội thảo với các nhóm thanh thiếu niên và y tế thôn bản (YTTB) tích cực ở 2 xã trong vùng. Các hội thảo này giúp các thanh thiếu niên có được những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên, cùng nhau phân tích những vấn đề nổi cộm của các em, xây dựng giải pháp và thống nhất kế hoạch hành động cụ thể. Các thanh thiếu niên chia sẻ các câu chuyện thực tế mà các em biết ở cộng đồng mình, về những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra liên quan đến chủ đề sức khỏe sinh sản và tình dục. Với sự hỗ trợ của MCNV và YTTB, các thanh thiếu niên xây dựng các câu chuyện thành những tiểu phẩm kịch bóng mờ và múa rối. Sau đó, các em trình bày những tiểu phẩm này ở cộng đồng mình để truyền thông tương tác với mọi người về những khía cạnh khác nhau . Các buổi truyền thông được các thanh thiếu niên tổ chức định kỳ hàng tháng và có sự tham gia của các nhóm sở thích khác ở cộng đồng, như nhóm hip-hop, nhóm hát RAP, CLB bóng đá, …

Bên cạnh đó, một số thanh thiếu niên đã tình nguyện bán bao cao su tại nhà mình, điều này giúp những người trẻ tuổi cảm thấy thoải mái hơn thay vì tìm đến các cơ sở y tế. Các thanh thiếu niên cũng sử dụng phương pháp kể chuyện ảnh, chuyển thể các câu chuyện ảnh sang dạng hoạt họa và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Kết quả đạt được

Một trong những thay đổi quan trọng nhất là sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ vị thành niên về các vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục của mình. Các em cũng mạnh dạn chia sẻ với bạn bè, gia đình và những người xung quanh để góp phần nâng cao nhận thức của mọi người. Đây là điều mà trước đây các em không bao giờ dám làm.

Các em thanh thiếu niên ở địa bàn được can thiệp cảm thấy bản thân có vai trò và động lực để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng mình. Các em cũng trở nên đoàn kết, tương trợ lẫn nhau hơn trước. Trước đây, đã từng có những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nhóm thanh thiếu niên ở các xã khác nhau trong vùng, điều đó khiến các em không dám đi từ xã này đến xã khác vì sợ bị đánh lộn. Bây giờ, nhờ cùng nhau tham gia các hoạt động của dự án, các em đã trở nên thân thiện, đoàn kết với nhau chứ không còn giữ thái độ thù địch. Đây có thể được xem là một giá trị gia tăng của dự án.

Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi can thiệp, giám sát và đánh giá để biết thêm những thay đổi khác về kiến thức, thái độ và hành vi của thanh thiếu niên.

Định hướng tương lai

MCNV sẽ duy trì các hoạt động dự án ở 2 xã A Túc và A Xing, huyện Hướng Hóa, và tìm cách nhân rộng mô hình đến các xã lân cận trong năm 2017 và 2018 để đem lại lợi ích cho khoảng 1.300 trẻ vị thành niên trong vùng. Chúng tôi sẽ tăng cường phát huy vai trò của các nhóm phụ huynh và trường học (bậc THPT và THCS) góp phần thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các đơn vị y tế và Hội Y tế thôn bản để áp dụng các sáng kiến truyền thông trực tuyến cho trẻ vị thành niên.

Các bài học kinh nghiệm của dự án này sẽ được tài liệu hóa và chia sẻ với các ngành y tế địa phương và một số tổ chức có liên quan như Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Liên minh Barefoot Guide, ARROW, ADF, WGNRR.

Read more

MCNV Magazine 2016-03

Link to MCNV Magazine 2016 number 3 (magazine in Dutch)

Read more

Ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng nghèo ven biển tỉnh Bến Tre

Bối cảnh

Serious drought and saline intrusion in Ben Tre 2016

Tình trạng khô hạn ở Bến Tre vào năm 2016

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gây ra những tác động trực tiếp đến điều kiện sống của một lượng lớn cư dân ở các nước đang phát triển, nơi họ phải dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Read more

Nông nghiệp và sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu

Bối cảnh

Đông Nam Á là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Nông dân nhiều nơi trong khu vực đang phản ánh về việc mùa mưa trở nên khó đoán trước, lượng mưa ít và đến muộn dẫn đến tình trạng mất mùa. Việc thiếu hụt nước ngọt từ sông Mê kông bởi các đập giữ nước ở vùng làm giảm lưu lượng nước và việc mực nước biển tăng đang dẫn đến việc xâm nhập mặn ngày càng nặng hơn. Điều này đã trở thành một vấn đề trầm trọng tại tỉnh Bến Tre, nơi MCNV đã làm việc nhiều năm nay,  khigiống bưởi hồng da xanh, đặc sản của vùng này đang dần bị thoái hoá.

Vai trò của MCNV

Biến đổi khí hậu cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng nhóm người nghèo và bị lề hoá thường bị ảnh hưởng nặng nề và sớm nhất. VÌ thế, MCNV rất chú trọng để thử nghiệm và giới thiệu nhiều hình thức nông nghiệp có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở những nơi mà chúng tôi hoạt động. Những cách tiếp cận bền vững giúp ngăn chặn hoặc phục hồi việc xói mòn độ phì nhiêu của đất và bảo tồn việc sử dụng nước ngọt là một trong những định hướng quan trọng nhất. Những phương pháp này không đòi hỏi đầu tư lớn là điều thuận lợi cho những người nghèo. Bên cạnh đó, để bình ổn cuộc sống của những người nghèo đang bị tác động bởi hạn hán và ngập mặn, MCNV đã đưa ra những tập huấn về kỹ thuật và cung cấp tín dụng cho phụ nữ nghèo khởi nghiệp với các hoạt động tạo thu nhập thay thế như chăn nuôi và nghề thủ công. Việc thành lập những mô hình hợp tác xã mới cho phụ nữ nghèo dựa vào những thế mạnh ngành nghề truyền thống và kinh nghiệm thị trường là một cách tiếp cận mới mà MCNV đang thử nghiệm tại tỉnh Bến Tre. Mô hình này hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơi hội hơn cho người nghèo bởi vì nó giảm thiểu chi phí sản xuất và tang hiệu quả trong việc sử dụng nhân lực.

Trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra vào đầu năm 2016, MCNV đã đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với sáng kiến hỗ trợ phụ nữ nghèo xây dựng những hồ chứa nước lớn để dự trữ nước mưa phục vụ cho nhu cầu nấu nướng trong mùa khô. Các khoản vay quay vòng giúp xây dựng hồ chứa nước đã giúp 160 hộ xây dựng 296 hồ chứa với tổng dung tích 829m3 nước mưa có thể dự trữ cho mùa khô. Số lượng các hộ nghèo có thể xây hồ chứa sẽ được tăng lên nữa trong năm tới khi các khoản vay hiện tại được quay vòng.

Vấn đề nông nghiệp bền vững đang liên quan mật thiết đến nhu cầu ngày càng tăng đối với sản xuất thực phẩm dinh dưỡng và an toàn và cho một dân số đang phát triển. Sự quan tâm ngày càng nhiều đến an toàn thực phẩm của nhóm những người khá giả ở các khu vực thành thị của Việt Nam thực sự lại đang tạo ra những cơ hội sinh kế cho những nông dân dân tộc thiểu số nghèo trong việc trồng trọt sản phẩm hữu cơ. Nếu đất đai của họ được giữ gìn để không bị ô nhiễm thì trong tương lai sẽ có thể trở thành một trong những tài sản có giá trị. Đã có những dấu hiệu cho thấy rằng những nhà hoạch định chính sách có thể không ủng hộ cách họ vẫn thường làm là sử dụng những giải pháp công nghệ cao và quy mô lớn mà các doanh nghiệp lớn về nông nghiệp và hoá chất nông nghiệp đang quảng bá mạnh mẽ.

Định hướng tương lai

MCNV đang phát triển lĩnh vực “Nông nghiệp dinh dưỡng” tại một trong những khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số nghèo và ở vùng xa xôi nhất tại Lào. Những khu vực này rất xa các khu vực thành thị nên dự án chú trọng vào việc giúp người dân tự cung tự cấp bền vững, đồng thời cải thiện sự tiếp cận đối với thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai trong bối cảnh rừng và các tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm.

Read more

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Bối cảnh

Những trẻ em sinh ra thiếu cân hoặc không được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng trong những năm đầu đời thường có nhiều khả năng tử vong khi còn nhỏ. Nếu những đứa trẻ này có thể sống thì tình trạng suy dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe cũng như khả năng phát triển trí tuệ về sau. Trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các nước như Việt Nam và Lào tăng đều đặn trong những thập kỉ qua, điều này cho thấy rằng tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao không thể chấp nhận được trong nhóm dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh khó khăn khác. Do những bất lợi về phát triển mà trẻ em suy dinh dưỡng phải đối mặt, gia đình các em còn gặp khó khăn về mặt tài chính. Những khó khăn này khiến các em ở độ tuổi nhỏ lớn lên trở thành những thế hệ trẻ khó khăn tiếp theo.

Dinh dưỡng đầy đủ là quyền của trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có liên quan chặt chẽ với sự nghèo khó của cha mẹ và trình độ học vấn của cha mẹ. Đó là một vấn đề phức tạp không chỉ bao gồm việc tiếp cận thực phẩm an toàn và bổ dưỡng mà còn nâng cao nhận thức và kiến thức, niềm tin,những điều cấm kỵ đối với thực phẩm, cũng như sự giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển toàn cầu trong hệ thống thực phẩm. Đối với phát triển kinh tế tự cung tự cấp trước đây của đồng bào dân tộc thiểu số (trồng cây công nghiệp thay vì thức ăn riêng của họ) và một cách hiện đại hơn (tiền để mua thức ăn vặt ở chợ) đã làm mọi thứ tệ hơn.

Chính phủ Việt Nam đã đầu tư những nỗ lực lớn trong nhiều năm qua nhưng ở các vùng dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa sự phát triển rất chậm, nếu có. Do đó tổ chức phi chính phủ như MCNV đã sát cánh cùng các cơ quan nhà nước để áp dụng các cách tiếp cận tốt hơn phù hợp hơn với bối cảnh địa phương.

Vai trò của MCNV

Trong mười năm qua, MCNV đã đặc biệt quan tâm đến suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt tại các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên ở Việt Nam, cũng như Savannakhet tại Lào. Tại Phú Yên tập trung vào nâng cao nhận thức và hoạt động tự lực của các bà mẹ ở cấp thôn. Ở Khánh Hòa bột ngũ cốc dinh dưỡng được phát triển được sản xuất tại địa phương và được phân phối bởi hệ thống y tế cho tất cả các gia đình có trẻ em suy dinh dưỡng trong huyện. Tại Lào tập trung vào những thay đổi nông nghiệp, chẳng hạn như nhà vườn, ao cá và chăn nuôi nhỏ. Tác động tích cực đã được chứng minh trong tại một số nơi thí điểm nhưng hiện tại việc kết hợp các phương pháp tiếp cận tốt nhất để tìm ra cách hiệu quả nhất để tăng quy mô và đạt được được mục tiêu tại địa điểm rộng lớn là rất cấp bách.

Định hướng tương lai

Trong những năm tới MCNV sẽ tập trung công việc của mình vào suy dinh dưỡng ở Lào nơi mà vấn đề nghiêm trọng nhất. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách học tập có hệ thống, lấy kinh nghiệm ở Việt Nam và Lào và xem sự can thiệp như thế nào là tốt nhất có thể được áp dụng bằng cách sử dụng bối cảnh địa phương của Lào. Cùng với người dân địa phương các dịch vụ về sức khỏe, nông nghiệp và giáo dục cần phải làm việc cùng nhau. MCNV sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Tự do của Amsterdam và các viện nghiên cứu quốc gia quan trọng ở Việt Nam và Lào để đưa ra bằng chứng về hiệu quả và tính bền vững của các can thiệp. Bằng chứng này sau đó sẽ được phổ biến rộng rãi để thuyết phục các cơ quan chính phủ và các nhà hoạch định chính sách để tăng cường nỗ lực nhằm tăng số lượng trẻ em có thể bắt đầu cuộc sống với nhiều hy vọng hơn về một tương lai khỏe mạnh

Read more

Phát triển các tổ chức xã hội

Bối cảnh

Các tổ chức cộng đồng được hiểu là các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động trên tinh thần tự chủ, tự nguyện, với lực lượng thành viên là những người có cùng mối quan tâm.

Vai trò của MCNV

Trong những năm qua, MCNV hợp tác với nhiều tổ chức cộng đồng, thông qua những tổ chức này để hỗ trợ các nhóm đối tượng khác nhau như người cao tuổi, người khuyết tật (NKT), người dân tộc thiểu số, phụ nữ sống chung với HIV/AIDS, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Hội Người khuyết tật giúp NKT chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, lập kế hoạch phát triển cá nhân và có thể hỗ trợ hiện thực hoá những ước mơ, hoài bão của mình. Hội NKT chúng tôi đã được nâng cao năng lực để có thể hỗ trợ một cách toàn diện cho từng hội viên, nhóm hội viên và gia đình của họ (trích lời một NKT ở Quảng Trị, năm 2015)

Ngoài việc hợp tác với nhiều tổ chức cộng đồng ở Lào và Việt Nam, trong vài năm qua MCNV cũng hỗ trợ xây dựng năng lực cho các tổ chức cộng đồng ở các nước Georgia, Sri Lanka và Tajikistan.

Bên cạnh các tổ chức cộng đồng, MCNV cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ địa phương trong các hoạt động dự án, chẳng hạn như hợp tác với các Hội Y tế thôn bản ở các tỉnh Cao Bằng, Quảng Trị và Phú Yên

Chúng tôi sống và làm việc gần với dân nhất nên thường được gọi là “cánh tay nối dài” của ngành y tế. Hội Y tế thôn bản (YTTB) chúng tôi được thành lập vào năm 2006, hiện nay có 1.115 hội viên trên 138 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Từ những kinh nghiệm hoạt động của chúng tôi, các tỉnh Cao Bằng và Phú Yên cũng đã thành lập Hội YTTB lần lượt vào các năm 2010 và 2011. Chúng tôi hỗ trợ các Hội/CLB người khuyết tật và Hội người cao tuổi trong nhiều hoạt động khác nhau. Chúng tôi cũng giúp các tổ chức cộng đồng xây dựng các tiểu phẩm kịch hoặc làm phim để phục vụ cho các hoạt động vận động chính sách hỗ trợ. (Phỏng vấn thành viên Ban thường vụ Hội YTTB Quảng Trị năm 2015).

Các tổ chức cộng đồng đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của các nhóm chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Thông qua các tổ chức cộng đồng, các hội viên có thể học hỏi và tương trợ lẫn nhau, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời tham gia vận động thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Các tổ chức cộng đồng có thể hợp tác với nhiều bên liên quan khác nhau để thực hiện các sáng kiến hoặc hướng tiếp cận mới mẻ trong phát triển sức khỏe và phát triển sinh kế bền vững. Ví dụ, ở Lào, các tổ chức cộng đồng dưới tên gọi Ban phát triển thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện để thí điểm trồng trọt các giống lúa mới, chăn nuôi gia súc và nuôi cá.

Mối quan hệ và tin tưởng lẫn nhau giữa người dân và các đơn vị tuyến huyện đã được cải thiện. Ban phát triển thôn nắm rõ nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số trong vùng. Điều đó giúp các bên trao đổi, chia sẻ với nhau nhiều hơn và cùng nhau gặt hái được nhiều kết quả tốt hơn trong quá trình can thiệp dự án ở các thôn, bản. (Phỏng vấn cán bộ tư vấn tham gia đánh giá dự án ở Lào năm 2014).

Read more