Hợp sức chinh phục đỉnh Fansipan

Từ ngày 20/6 đến 23/6 năm 2013, Ủy ban y tế Hà Lan — Việt Nam (MCNV) và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức sự kiện “Hợp sức chinh phục Fansipan” tại Sapa – Lào Cai nhằm thúc đẩy vấn đề hòa nhập cho người khuyết tật ở trong xã hội.

Read more

Children with disabilities in Phu Yen

The Centre for Inclusive Education Development Support in Phu Yen, an MCNV’s partner, is making efforts in raising funds to set up vocational training facilities for children with disabilities. This video is an introduction to the Centre and calls for kind donations in response to the children’s need.

Read more

Summary Annual Report and Annual Account 2015

Download Summary Annual Report and Annual Account 2015. In this document a summary of MCNV’s activities in 2015 are shown.

 

 

Read more

Tăng cường sức khỏe, giáo dục và hòa nhập xã hội của trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số

Ngày 30/6/2017, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, MCNV phối hợp với Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản (CSSKSS) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan về thực trạng và định hướng giải quyết các vấn đề sức khỏe, giáo dục và hòa nhập xã hội của trẻ em gái dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa. Tham gia hội thảo có đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan như Trung tâm Y tế huyện, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Y tế thôn bản tỉnh Quảng Trị, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị, UBND và trạm y tế các xã biên giới huyện Hướng Hóa.

Bs. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Điều phối viên dự án của MCNV – hướng dẫn thảo luận tại hội thảo

Trước đó, vào tháng 4 và tháng 5 năm 2017, MCNV và Trung tâm CSSKSS tỉnh Quảng Trị đã thực hiện khảo sát để tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe, giáo dục và hòa nhập xã hội mà trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số ở 13 xã miền núi dọc biên giới Việt – Lào đang phải đối mặt. Thông tin khảo sát được thu thập ở 5 xã chọn mẫu gồm Hướng Lập, Hướng Việt, Thanh, Xy và thị trấn Lao Bảo, thông qua các phỏng vấn nhóm và sử dụng bảng hỏi với sự tham gia của các nhóm trẻ em gái và trẻ em trai vị thành niên, phụ huynh của các em, cũng như đại diện các ban ngành, đoàn thể ở địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa đang phải đối mắt với nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đến tương lai của các em trong đó các vấn đề phổ biến nhất bao gồm: bỏ học sớm; thiếu thông tin và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản vị thành niên; tảo hôn; có thai ngoài ý muốn; khó tiếp cận dịch vụ y tế; thiếu cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.

Một thảo luận nhóm có trọng tâm với các trẻ em gái tại Hướng Hóa

Dựa vào kết quả đánh giá và ý kiến đóng góp của các bên liên quan, MCNV sẽ phối hợp với Trung tâm CSSKSS và Hội Y tế thôn bản tỉnh Quảng Trị triển khai các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em gái vị thành niên tại huyện Hướng Hóa trong thời gian tới. Một trong những giải pháp đáng chú ý là việc thành lập Quỹ hỗ trợ trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số. Mục đích của Quỹ nhằm hỗ trợ cho các trường hợp trẻ em gái vị thành niên có hoàn cảnh khó khăn, tại điều kiện để các em tiếp tục đến trường, học nghề và khởi nghiệp cũng như đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Các hoạt động về truyền thông sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin cũng sẽ được tăng cường nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng và của chính các em về các vấn đề mà các em đang gặp phải. MCNV hy vọng có thể huy động thêm các nguồn tài trợ để triển khai các giải pháp can thiệp ngắn hạn và dài hạn cho dự án này trong thời gian tới.

Read more

Thúc đẩy hòa nhập của thanh niên khuyết tật về Quyền Sức khỏe Sinh sản và Tình dục (SKSSTD)  

Dự án Phương pháp Truyền thông Sáng tạo (LICM) do MCNV thực hiện tại Lào là một phần của chương trình lớn về hòa nhập có tên VOICE; Để biết rõ hơn thông tin về chương trình, vui lòng truy cập website www.voiceglobal.org

LICM giới thiệu các phương pháp truyền thông sáng tạo, trong đó có kịch (bóng mờ), âm nhạc, hoạt hình… như một hình thức thực hành hội thoại giữa các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương về Quyền Sức khỏe Sinh sản và Tình dục (SKSSTD), và giữa các nhóm thanh niên với người có ảnh hưởng và các nhóm khác trong xã hội.

Một khởi đầu tốt đẹp được bắt đầu từ đầu tháng 6 với lớp tập huấn về sáng tạo diễn ra tại Savannakhet. Tập huấn do MCNV phối hợp với Hội Người khuyết tật Lào tổ chức. Bảy thôn với tổng cộng 22 tham dự viên đã tham dự và xây dựng lên ba câu chuyện ấn tượng sâu sắc. Trong số 22 tham dự viên có 17 thành niên khuyết tật và năm trẻ em gái tuổi vị thành niên, tất cả trong độ tuổi từ 14 đến 24. Như vậy có 12 nam và 12 nữ thanh niên tham dự buổi tập huấn.

Mục đích của tập huấn là mở ra một cuộc hội thoại về quyền tình dục của giới trẻ và trẻ em gái vị thành niên giữa các em với nhau và với người dân cộng đồng. Trong buổi làm việc vào tháng 5/2017, các vấn đề chính mà thành thiếu niên muốn trao đổi gồm có:

  • Phân biệt đối xử ảnh hưởng đến đời sống gia đình của thanh niên khuyết tật;
  • Trẻ em gái vị thành niên có các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục (SKSSTD) do thiếu kiến thức và kỹ năng về SKSSTD;

Ba câu chuyện do ba nhóm tham dự viên xây dựng và phát triển. Vào lúc bắt đầu tập huấn, các nhóm còn e dè, khép kín, nhưng dần dần các bạn sẽ vượt qua mọi bỡ ngỡ lúc ban đầu để tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận. Ba nhóm đã phát triển ba sản phẩm truyền thông sáng tạo khác nhau: kịch hội thoại, kịch bóng mờ và video có sự tham gia.

Câu chuyện do một nhóm thanh niên khuyết tật phát triển với nội dung xoay quanh chuyện một nam thanh niên khuyết tật đem lòng yêu một cô gái không khuyết tật. Sau một thời gian, anh quyết định cầu hôn cô. Đôi bạn trẻ quyết định xin phép gia đình hai họ. Mặc dù cha mẹ cô gái rất quý mến chàng trai, họ vẫn từ chối anh do lo sợ rằng nếu con rể họ khuyết tật thì các cháu của họ sau này sinh ra cũng khuyết tật. Chàng trai và cô gái rất đau buồn. Bạn bè của đôi bạn trẻ đã vào cuộc, khuyên họ nên nhờ các bác sĩ đến gặp cha mẹ cô gái và đưa lời khuyện. Sau đó bấc sĩ đến gặp cha mẹ cô, giải thích rõ ràng rằng khuyết tật không phải là di truyền. Sau buổi tham vấn với bác sĩ, cha mẹ cô gái cho phép hai người làm đám cưới. Câu chuyện đã mang đến một kết thúc có hậu: một đám cưới vui vẻ, hạnh phúc đã được diễn ra!

Câu chuyện được kể dưới hình thức kich bóng mờ tại: //drive.google.com/drive/folders/0B4Isr8JKRCreUnhBVldpODhIY00

Thông điệp chính mà câu chuyện muốn truyền tải: Do nhận thức còn chưa đầy đủ mà công đồng đã tạo ra nhiều kỳ thị với người khuyết tật, khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống thường nhật tại cộng đồng. Hãy mở lòng mình, nhìn vào những khả năng của họ và hỗ trợ trong trong các mối quan hệ yêu thương. Cần cải thiện các dịch vụ tư vấn cho người khuyết tật, gia đình và cộng đồng nơi họ sinh sống về Quyền SKSSTD.

Một sự kiện truyền thông đã được tổ chức tại thôn Phonsim, cách Kayson 18km, với sự tham gia của khoảng 40 người dân trong làng thuộc đủ lứa tuổi. Người dân đã háo hức đến xem phim của thể loại kịch bóng mờ.

Sau khi vở kịch được trình chiếu, một cán bộ chương trình của Hội Người khuyết tật Lào tại Savannakhet đã đặt ra các câu hỏi xung quanh câu chuyện và đề nghị mọi người chia sẻ các quan điểm của mình về các khía cạnh cụ thể của câu chuyện. Khán giả đã rất thích thú và tham gia nhiệt tình vào quá trình đặt câu hỏi và thảo luận. Các tham dự viên tại sự kiện đều đồng ý rằng tư vấn cho thanh niên nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục hơn nữa.

Một đánh giá ngắn về tập huấn sáng tạo và sự kiện truyền thông đã đúc rút ra các ý chính sau đây từ tham dự viên:

  1. Kịch bóng mờ là hình thức truyền thông được tham dự viên yêu thích nhất.
  2. Thanh niên đặc biệt ấn tượng về sự kiện truyền thông. Đây là lần đầu tiên họ có cơ hội tham gia đóng kịch trước đông đảo khán giả. Dù ban đầu nhiều người có hồi hộp, lo lắng, nhưng tất cả đã vượt qua bỡ ngỡ ban đầu để hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn.

“Trong lúc tập huấn chúng tôi làm không tốt lắm, nhưng thật kỳ lạ, khi đứng trước đông đảo khán giả, chúng tôi đã làm tốt hơn rất nhiều. Ví dụ như, một người trong số chúng tôi đã bật khóc. Cô đã không thể làm được điều ấy khi thực hành trên lớp.”

“Chúng tôi cảm thất rất vui khi thấy mọi người thích thú xem mình diễn, sau đó còn đặt ra nhiều câu hỏi.”

“Chúng tôi đã cho thấy rằng người khuyết tật cũng có thể làm được việc này giống như người không khuyết tật.”

Dự án Phương pháp Truyền thông Sáng tạo (LICM) đã chia sẻ kịch bóng mờ và video vào cuối tháng 6/2017 với nhóm lớn các bên liên quan, trong đó có Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Sở Lao động – Xã hội, Sở Y tế và Trường Cao đẳng Khoa học Y tế để vận động cho việc bồi dưỡng kiến thức về chia sẻ và tư vấn về SKSKTD.

Read more

CUỘC GẶP GỠ GIỮA ĐẠI DIỆN MCNV VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO VIỆT NAM TẠI THE HAGUE (DEN HAAG)

Vào chủ nhật ngày 9/7/2017, Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) đã có buổi làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đại The Hague (Den Haag), nhân chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phái đoàn bộ trưởng đến Hà Lan trao đổi các cơ hội hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Hà Lan. Tổng giám đốc MCNV – ông Guus Paardekooper và cố vấn cấp cao về vận động tài trợ – bà Karin Vlug đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế – bà Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng bộ Nông nghiệp Việt Nam. Ông Guus Paardekooper đã nhấn mạnh đến quá trình phát triển và các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu đang triển khai tại tỉnh Bến Tre và tập trung trao đổi các điểm chính yếu về an ninh lương thực tại các vùng miền khác nhau tại Việt Nam, trong đó có Phú Yên, Khánh Hòa và Quảng Trị.

Theo ông Guus Paardekooper  “Hợp tác giữa một mạng lưới các tổ chức như MCNV, các viện nghiên cứu, các công ty và chính phủ, hiện nay đang là vấn đề quan trọng nhất, cùng nhau hợp sức – chúng ta sẽ trở nên lớn mạnh hơn và có thể chống đỡ các vấn đề ở tầm vĩ mô. Tất nhiên MCNV sẽ tiếp tục công tác hỗ trợ người dân tại các thôn bản, coi đây như nhiệm vụ tất yếu của chúng tôi. Chúng tôi có nhiệm vụ kết nối người dân địa phương với các nhà lãnh đạo ở cấp cao hơn.”

Bà Karin Vlug cho rằng: “Các nhà tài trợ cũng như các nhóm tài trợ cá nhân và doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vai trò của chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các nhóm người yếu thế trong xã hội, cả các hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính. MCNV đã hoạt động gần 50 năm tại Việt Nam, chứng kiến nhiều thay đổi trong hệ thống chính trị. Một ví dụ tích cực là bệnh sốt rét và lao phổi nay đã hoàn toàn được kiểm soát bởi chính phủ. MCNV phát động và thực hiện các chương trình và sau đó trao lại cho chính phủ. Đó là chiến lược hoạt động và là mục đích chính của chúng tôi.”

Theo ông Guus Paardekooper: “Không chỉ chuyên môn kỹ thuật mà cả hỗ trợ tài chính cần phải đến từ các nguồn khác nhau. Chỉ như vậy chúng ta mới góp phần tích cực vào cải thiện cuộc sống cho người dân theo cách bền vững và có hệ thống. Đây là kim chỉ nam trong chiến lược hoạt động của MCNV.”

Sau buổi làm việc, hai bên đã giao lưu và chụp hình lưu niệm. Dự kiến, buổi gặp mặt làm việc tiếp theo giữa MCNV và đại diện Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 10/2017 tại Hà Nội.”

Read more

HỘI THẢO BẢO HIỂM Y TẾ DÀNH CHO PHỤ NỮ SỐNG CHUNG VỚI H

Ngày 06 và 07/7/2017, MCNV hỗ trợ Mạng lưới Hoa Hướng Dương (HHD) tổ chức Hội thảo về Bảo hiểm y tế dành cho Người có H. Thông quan hội thảo này, đại diện 09 nhóm HHD tại các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Điện Biên, Quảng Ninh có cơ hội được học hỏi, cập nhật các vấn đề về BHYT. Tham dự Hội thảo, ông Phan Văn Toàn – Vụ Phó Vụ Bảo Hiểm Y tế – Bộ Y tế trình bày những điểm khái quát về BHYT cho người có H, đồng thời chia sẻ với các thành viên về các thông tư, nghị định liên quan tới việc mua thẻ, sử dụng thẻ và các dịch vụ có liên quan.

Các vấn đề về luật và văn bản dưới luật hỗ trợ người có H tham gia bảo hiểm được trình bày dưới dạng câu hỏi, dễ hiểu, dựa trên các tình huống thực tế mà hàng ngày các chị em trong nhóm HHD gặp phải. Hội thảo bàn luận về các nội dung thiết thực, tháo gỡ nhiều khó khăn cho phụ nữ sống chung với H tại cơ sở trong việc tiếp cận thuốc và sử dụng bảo hiểm.

Sau khi hội thảo kết thúc, HHD sẽ thiết kế sổ tay dưới dạng cẩm nang để phân phát cho mỗi thành viên HHD tại các tỉnh. Bên cạnh đó, để các thành viên nắm rõ các thông tin về bảo hiểm, tại mỗi nhóm, các thành viên tham gia hội thảo này sẽ tập huấn những kiến thức họ đã được trang bị. Những kiến thức này, cùng với những thông tin trong sổ tay hướng dẫn sử dụng bảo hiểm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các chị em trong việc tiếp cận ARV cùng các dịch vụ điều trị tại tại địa phương.

Hiện nay, các thành viên HHD chưa có nhiều kiến thưc để đảm bảo quyền lợi trong việc khám chữa bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế. Họ chưa hiểu về các quyền lợi chi trả , các thuốc chữa bệnh, ARV, các thuốc nhiễm trùng cơ hội, các xét nghiệm, tuyến và chuyển tuyến. Sắp tới các thành viên phải đồng chi trả về vấn đề thuốc và các xét nghiệm. Mọi người chưa rõ thẻ của mình sẽ được chi trả bao nhiêu %.

Một trưởng nhóm HHD chia sẻ “Nếu như không được tham gia hội thảo này, mọi người chưa rõ sẽ được bảo hiểm chi trả những gì. Hay, những khó khăn khi làm bảo hiểm thì sẽ liên lạc với ai. Nhưng bây giờ họ đã biết. Điều quan trọng, các thành viên sau khi về họ sẽ có thể truyền thông cho các thành viên các nhóm. Điều này rất ít xảy ra ở cơ sở”

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh các nguồn thuốc điều trị cho người có H (ARV) đang được hỗ trợ miễn phí 100% (từ Global Fund và dự án PEPFAR) nhưng sẽ bị cắt viện trợ trong thời gian tới. Dự kiến từ 1/1/2018, bảo hiểm y tế sẽ chi trả thuốc ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội và các xét nghiệm cho người có H khi không còn nguồn hỗ trợ nào từ ngân sách dự án và ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc tham gia BHYT với NCH rất quan trọng trong việc duy trì tiếp cận dịch vụ điều trị. Đáng lưu ý rằng đa số người có H có mức sống thấp, điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy nên việc hỗ trợ người có H mua bảo hiểm y tế không những tốt cho cá nhân họ, mà còn góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, thể hiện tinh thần nhân đạo của tổ chức….

Read more

Hỗ trợ nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Quảng Trị

MCNV phối hợp với ngành y tế Quảng Trị và Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn về chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần (RLTT) cơ bản cho cán bộ y tế cơ sở. Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16/6/2017 tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng với sự tham gia của 16 bác sỹ phụ trách chương trình tâm thần và công tác tại khoa nội thần kinh của 9 trung tâm y tế huyện cũng như bệnh viện khu vực ở Quảng Trị. Lớp tập huấn không chỉ về lý thuyết của chẩn đoán, điều trị, theo dõi mà còn có cơ hội để các bác sỹ thực hành trên bệnh nhân tại các khoa.

“Mặc dầu lớp tập huấn chỉ 5 ngày ngày nhưng tôi đã học được rất nhiều điều mà lâu nay chưa biết về RLTT như rối loạn lưỡng cực, một số thuốc mới và cách điều chỉnh liều lượng. Tôi tin rằng, khi trở về tôi sẽ tự tin hơn trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân RLTT. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn được có thời gian thực hành ở bệnh nhân nhiều hơn và học thêm kỹ năng tư vấn cho người nhà” (chia sẻ của 01 BS khoa nội thần kinh tuyến huyện).

Cuối buổi lớp tập huấn Bs Lâm Tứ Trung – Giám đốc Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng – đã lập kế hoạch cùng với ngành y tế Quảng Trị hỗ trợ trực tuyến từ xa cho các bác sỹ hàng tháng thông qua phần mềm Skype.

BS Lâm Tứ Trung (bìa trái), Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, trao chứng chỉ tập huấn cho các học viên

Tập huấn này là một hoạt động của Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) cộng đồng do MCNV triển khai tại tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 đến nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người rối loạn tâm thần RLTT và gia đình họ. Chương trình được triển khai ở hai huyện Hướng Hóa và Vĩnh Linh với các nhóm giải pháp can thiệp chính tập trung chủ yếu ở nhóm dịch vụ không chính thức và luôn đảm bảo sự cân bằng trong chăm sóc sức khỏe, bao gồm: (i) Phát triển năng lực đội ngũ cán bộ y tế từ xã, thôn; (ii) Sàng lọc SKTT cộng đồng; (iii) Truyền thông nâng cao nhận thức người dân về SKTT; và (iv) Tổ chức sinh hoạt nhóm gia đình có người bị rối loạn tâm thần.

Qua 4 năm thực hiện, chương trình đã xây dựng năng lực cho cán bộ y tế xã và thôn có đầy đủ khả năng trong phát hiện, theo dõi và quản lý bệnh nhân tâm thần tại cơ sở. Chương trình đã đào tạo hơn 40 cán bộ y tế thôn bản về cách phát hiện các trường hợp RLTT để giới thiệu đến cơ sở y tế và tư vấn chăm sóc tại nhà cho gia đình/người bệnh. Cán bộ y tế thôn bản đã tham gia sàng lọc SKTT cộng đồng và phát hiện 755 người có dấu hiệu nghi ngờ RLTT trên tổng số 12.000 người được sàng lọc. Trong số đó, có 99 người đã được điều trị bằng thuốc, tư vấn tâm lý và theo dõi tại trạm y tế. Ngoài ra y tế thôn bản cũng được tập huấn các phương pháp sáng tạo (kịch, dân ca, hò, vè, múa rối) trong truyền thông SKTT để tổ chức thực hiện các buổi truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về SKTT, giảm sự kỳ thị của cộng đồng với gia đình và người bệnh cũng như giảm sự mặc cảm của họ với cộng đồng.

Theo thống kê, tỉnh Quảng Trị có hơn 2.800 bệnh nhân tâm thần được theo dõi và quản lý tại cộng đồng, tuy nhiên chỉ có 3 bác sỹ chuyên khoa tâm thần ở tuyến tỉnh và chưa có bác sỹ nào ở tuyến huyện được đào tạo về chuyên khoa tâm thần. Việc nâng cao năng lực về chăm sóc SKTT cho đội ngũ cán bộ tuyến tỉnh, huyện bằng những tập huấn nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ cán bộ y tế xã, thôn tiếp tục cải thiện khả năng trong phát hiện, theo dõi và quản lý bệnh nhân tâm thần tại cơ sở.

 

Read more

KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN TIẾP CẬN VỀ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DỰA TRÊN CÁC GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH PHÚ YÊN

Ngày 7 tháng 7 năm 2017, MCNV tại Miền Trung và Sở y tế Phú Yên đã tổ chức hội thảo khởi động dự án Tiếp cận về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dựa trên các giải pháp nông nghiệp cho khu vực miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017 – 2020 (Gọi tắt là Dự án NSA).  Hơn 30 thành viên tham gia hội thảo từ UBND tỉnh/huyện, ngành y tế và các ban ngành khác như Giáo dục, Nông nghiệp phát triển nông thôn cũng như phụ nữ của các cấp xã/huyện và tỉnh. Hội thảo nhằm: (i) Chia sẻ kinh nghiệm trong các dự án phòng chống suy dinh dưỡng dựa vào cộng đồng do MCNV hỗ trợ tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên; (ii) Giới thiệu tiếp cận cải thiện dinh dưỡng dựa trên các giải pháp nông nghiệp và định hướng hợp tác về phòng chống suy dinh dưỡng giữa MCNV và tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017 – 2020. Dự án được chia thành 3 giai đoạn: (i) Nghiên cứu từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018; (ii) Can thiệp thí điểm từ tháng 7/2018 đến hết tháng 12/2019; (iii) Đánh giá, kết luận và đề xuất nhân rộng mô hình năm 2020.

Ông Đỗ Quang Trung – Phó Giám độc TTYT huyện Đồng Xuân trình bày các hoạt động dự án trong các năm qua.

Hội thảo đã thống nhất dự án triển khai nghiên cứu hồi cứu 2 xã có chương trình phòng chống SDD trẻ em dựa vào cộng đồng do MCNV hỗ trợ (Xuân Lãnh và Xuân Quang 2) và đối chứng với 2 xã Xuân Quang 1 và Phú Mỡ để tìm ra các can thiệp phù hợp để nhân rộng mô hình cho các xã miền núi tỉnh Phú Yên không chỉ Đồng Xuân mà còn ở Sơn Hòa và Sông Hinh.

Ông Nguyễn Hữu Từ – Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân chia sẻ ý kiến

Sau hội thảo Sở y tế sẽ thành lập nhóm hỗ trợ nghiên cứu tuyến tỉnh gồm các thành viên của ngành Y tế, ngành Giáo dục, hội Phụ nữ, ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn và sở Kế hoạch đầu tư  để phối hợp với MCNV thực hiện các hoạt động của dự án.

Các thành viên tham gia chia sẻ ý kiến

Read more