Các hoạt động

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Bối cảnh

Những trẻ em sinh ra thiếu cân hoặc không được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng trong những năm đầu đời thường có nhiều khả năng tử vong khi còn nhỏ. Nếu những đứa trẻ này có thể sống thì tình trạng suy dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe cũng như khả năng phát triển trí tuệ về sau. Trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các nước như Việt Nam và Lào tăng đều đặn trong những thập kỉ qua, điều này cho thấy rằng tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao không thể chấp nhận được trong nhóm dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh khó khăn khác. Do những bất lợi về phát triển mà trẻ em suy dinh dưỡng phải đối mặt, gia đình các em còn gặp khó khăn về mặt tài chính. Những khó khăn này khiến các em ở độ tuổi nhỏ lớn lên trở thành những thế hệ trẻ khó khăn tiếp theo.

Dinh dưỡng đầy đủ là quyền của trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có liên quan chặt chẽ với sự nghèo khó của cha mẹ và trình độ học vấn của cha mẹ. Đó là một vấn đề phức tạp không chỉ bao gồm việc tiếp cận thực phẩm an toàn và bổ dưỡng mà còn nâng cao nhận thức và kiến thức, niềm tin,những điều cấm kỵ đối với thực phẩm, cũng như sự giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển toàn cầu trong hệ thống thực phẩm. Đối với phát triển kinh tế tự cung tự cấp trước đây của đồng bào dân tộc thiểu số (trồng cây công nghiệp thay vì thức ăn riêng của họ) và một cách hiện đại hơn (tiền để mua thức ăn vặt ở chợ) đã làm mọi thứ tệ hơn.

Chính phủ Việt Nam đã đầu tư những nỗ lực lớn trong nhiều năm qua nhưng ở các vùng dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa sự phát triển rất chậm, nếu có. Do đó tổ chức phi chính phủ như MCNV đã sát cánh cùng các cơ quan nhà nước để áp dụng các cách tiếp cận tốt hơn phù hợp hơn với bối cảnh địa phương.

Vai trò của MCNV

Trong mười năm qua, MCNV đã đặc biệt quan tâm đến suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt tại các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên ở Việt Nam, cũng như Savannakhet tại Lào. Tại Phú Yên tập trung vào nâng cao nhận thức và hoạt động tự lực của các bà mẹ ở cấp thôn. Ở Khánh Hòa bột ngũ cốc dinh dưỡng được phát triển được sản xuất tại địa phương và được phân phối bởi hệ thống y tế cho tất cả các gia đình có trẻ em suy dinh dưỡng trong huyện. Tại Lào tập trung vào những thay đổi nông nghiệp, chẳng hạn như nhà vườn, ao cá và chăn nuôi nhỏ. Tác động tích cực đã được chứng minh trong tại một số nơi thí điểm nhưng hiện tại việc kết hợp các phương pháp tiếp cận tốt nhất để tìm ra cách hiệu quả nhất để tăng quy mô và đạt được được mục tiêu tại địa điểm rộng lớn là rất cấp bách.

Định hướng tương lai

Trong những năm tới MCNV sẽ tập trung công việc của mình vào suy dinh dưỡng ở Lào nơi mà vấn đề nghiêm trọng nhất. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách học tập có hệ thống, lấy kinh nghiệm ở Việt Nam và Lào và xem sự can thiệp như thế nào là tốt nhất có thể được áp dụng bằng cách sử dụng bối cảnh địa phương của Lào. Cùng với người dân địa phương các dịch vụ về sức khỏe, nông nghiệp và giáo dục cần phải làm việc cùng nhau. MCNV sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Tự do của Amsterdam và các viện nghiên cứu quốc gia quan trọng ở Việt Nam và Lào để đưa ra bằng chứng về hiệu quả và tính bền vững của các can thiệp. Bằng chứng này sau đó sẽ được phổ biến rộng rãi để thuyết phục các cơ quan chính phủ và các nhà hoạch định chính sách để tăng cường nỗ lực nhằm tăng số lượng trẻ em có thể bắt đầu cuộc sống với nhiều hy vọng hơn về một tương lai khỏe mạnh

Read more

Phát triển các tổ chức xã hội

Bối cảnh

Các tổ chức cộng đồng được hiểu là các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động trên tinh thần tự chủ, tự nguyện, với lực lượng thành viên là những người có cùng mối quan tâm.

Vai trò của MCNV

Trong những năm qua, MCNV hợp tác với nhiều tổ chức cộng đồng, thông qua những tổ chức này để hỗ trợ các nhóm đối tượng khác nhau như người cao tuổi, người khuyết tật (NKT), người dân tộc thiểu số, phụ nữ sống chung với HIV/AIDS, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Hội Người khuyết tật giúp NKT chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, lập kế hoạch phát triển cá nhân và có thể hỗ trợ hiện thực hoá những ước mơ, hoài bão của mình. Hội NKT chúng tôi đã được nâng cao năng lực để có thể hỗ trợ một cách toàn diện cho từng hội viên, nhóm hội viên và gia đình của họ (trích lời một NKT ở Quảng Trị, năm 2015)

Ngoài việc hợp tác với nhiều tổ chức cộng đồng ở Lào và Việt Nam, trong vài năm qua MCNV cũng hỗ trợ xây dựng năng lực cho các tổ chức cộng đồng ở các nước Georgia, Sri Lanka và Tajikistan.

Bên cạnh các tổ chức cộng đồng, MCNV cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ địa phương trong các hoạt động dự án, chẳng hạn như hợp tác với các Hội Y tế thôn bản ở các tỉnh Cao Bằng, Quảng Trị và Phú Yên

Chúng tôi sống và làm việc gần với dân nhất nên thường được gọi là “cánh tay nối dài” của ngành y tế. Hội Y tế thôn bản (YTTB) chúng tôi được thành lập vào năm 2006, hiện nay có 1.115 hội viên trên 138 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Từ những kinh nghiệm hoạt động của chúng tôi, các tỉnh Cao Bằng và Phú Yên cũng đã thành lập Hội YTTB lần lượt vào các năm 2010 và 2011. Chúng tôi hỗ trợ các Hội/CLB người khuyết tật và Hội người cao tuổi trong nhiều hoạt động khác nhau. Chúng tôi cũng giúp các tổ chức cộng đồng xây dựng các tiểu phẩm kịch hoặc làm phim để phục vụ cho các hoạt động vận động chính sách hỗ trợ. (Phỏng vấn thành viên Ban thường vụ Hội YTTB Quảng Trị năm 2015).

Các tổ chức cộng đồng đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của các nhóm chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Thông qua các tổ chức cộng đồng, các hội viên có thể học hỏi và tương trợ lẫn nhau, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời tham gia vận động thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Các tổ chức cộng đồng có thể hợp tác với nhiều bên liên quan khác nhau để thực hiện các sáng kiến hoặc hướng tiếp cận mới mẻ trong phát triển sức khỏe và phát triển sinh kế bền vững. Ví dụ, ở Lào, các tổ chức cộng đồng dưới tên gọi Ban phát triển thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện để thí điểm trồng trọt các giống lúa mới, chăn nuôi gia súc và nuôi cá.

Mối quan hệ và tin tưởng lẫn nhau giữa người dân và các đơn vị tuyến huyện đã được cải thiện. Ban phát triển thôn nắm rõ nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số trong vùng. Điều đó giúp các bên trao đổi, chia sẻ với nhau nhiều hơn và cùng nhau gặt hái được nhiều kết quả tốt hơn trong quá trình can thiệp dự án ở các thôn, bản. (Phỏng vấn cán bộ tư vấn tham gia đánh giá dự án ở Lào năm 2014).

Read more

Hỗ trợ người khuyết tật

Bối cảnh

Khoảng 7,8% người Việt Nam là người khuyết tật (NKT) và khoảng 75% NKT sống ở khu vực nông thôn. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật. Theo đó, Chính phủ cam kết bảo đảm quyền của NKT dựa trên nguyên tắc bình đẳng về cơ hội và phát triển hòa nhập trong một xã hội không rào cản. Để thực hiện các quyền này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật. Trên cơ sở này, trong 10 năm qua, Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ NKT, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an sinh xã hội và đào tạo nghề.

Vấn đề

Tuy nhiên, nhiều NKT vẫn bị tách biệt trong cuộc sống. Khoảng 35% trẻ khuyết tật ở độ tuổi tiểu học chưa từng bao giờ đi học trong khi con số này ở nhóm trẻ không khuyết tật là 3%. Vẫn còn khoảng 42% NKT có thể làm việc và mong muốn được làm việc nhưng không thể tìm được việc làm; con số này ở nhóm người không khuyết tật là 4%. NKT đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội và trong cuộc sống khi họ không thể tiếp cận được các phương tiện giao thông hoặc công trình công cộng; không thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội do ít tiếp cận được với thông tin và truyền thông; không thể hưởng lợi từ quá trình phát triển vì tiếng nói của họ không được lắng nghe và nhu cầu của không được tính đến trong thiết kế các chương trình. Nguyên nhân là do năng lực hạn chế của các bên cung cấp dịch vụ công trong quá trình thực thi chính sách và của cả NKT trong việc lên tiếng, thể hiện nhu cầu trong khi kỳ thị và phân biệt đối xử đối với NKT vẫn còn tồn tại.

Vai trò của MCNV

Nhiều năm qua, MCNV đã và đang đầu tư nhiều nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ hòa nhâp cho NKT ở Việt Nam. Chương trình hỗ trợ NKT được bắt đầu với các hoạt động Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) như là một phần trong Chương trình phát triển sức khỏe do cộng đồng quản lý (CMHD) ở tỉnh Quảng Trị vào đầu những năm 1990. Sau đó, các hoạt động được mở rộng và triển khai tại các tỉnh Đăk Lăk (1998), Cao Bằng (2001), Phú Yên (2002), Khánh Hòa (2005) và Điện Biên (2014). Hiện tại, Chương trình hỗ trợ NKT của MCNV có bốn hợp phần, gồm:

  • Phục hồi chức năng y tế
  • Giáo dục hòa nhập
  • Tăng thu nhập
  • Tăng cường năng lực cho NKT và các tổ chức của NKT

Chương trình hỗ trợ NKT được thực hiện với sự hợp tác của các đối tác nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương, dựa trên hệ thống dịch vụ công có sẵn. MCNV luôn luôn huy động sự tham gia của NKT và gia đình trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Chương trình chú trọng vào việc tạo ra các dịch vụ mới phù hợp với hoàn cảnh văn hóa và nguồn lực của địa phương nhằm mục đích tạo ra những thay đổi bền vững về chất lượng cuộc sống của NKT. Chương trình cũng tập trung nhiều nguồn lực để xây dựng năng lực cho các bên liên quan từ cấp độ cá nhân, bao gồm cả NKT, đến cấp độ thể chế/mạng lưới. Tất cả những hỗ trợ cho NKT đều dựa trên nhu cầu thực tế của bản thân NKT và được cung cấp, quản lý với sự tham gia đầy đủ của NKT.

Kết quả đạt được

Hơn 20.000 NKT, trẻ em khuyết tật và gia đình của NKT đã được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ về y tế, giáo dục, tài chính và xã hội của chương trình. Khoảng 60% NKT cải thiện được tình trạng tự lập của mình trong cuộc sống hằng ngày nhờ vào các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại nhà và dịch vụ chuyển tuyến. 70% NKT nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo nhờ vào các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động tăng thu nhập. 88% trẻ khuyết tật ở tuổi đi học trên địa bàn dự án được tiếp cận với giáo dục phù hợp. Tổng cộng có 47 Hội NKT được hỗ trợ để góp tiếng nói và bày tỏ quan điểm của NKT thông qua kênh truyền thông và các cuộc đối thoại về chính sách và dịch vụ ở tại cộng đồng của họ. Những Hội NKT này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho 55% thành viên của mình tham gia vào các hoạt động thể thao và xã hội ở tất cả các cấp. Mô hình CBR do MCNV khởi xướng được Bộ Y tế ghi nhận, đưa vào chính sách về phục hồi chức năng và được các địa phương khác học tập và áp dụng.

Định hướng tương lai

MCNV sẽ áp dụng các bài học kinh nghiệm hỗ trợ NKT cho những địa bàn mới, ưu tiên khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình sẽ chú trọng vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan để lồng ghép vấn đề khuyết tật vào các chương trình phát triển chung của cộng đồng xã hội. Các dự án cụ thể sẽ được thiết kế cho NKT và các tổ chức, hội của NKT nhằm tăng cường năng lực vận động chính sách về quyền của NKT. MCNV cũng sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác với Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan trong việc xây dựng nguồn nhân lực liên quan đến khuyết tật, đồng thời cũng sẽ thu thập bằng chứng về chi phí – hiệu quả của các can thiệp để làm căn cứ vận động chính sách.

Read more

Tăng quyền cho phụ nữ

Bối cảnh

Tăng quyền cho phụ nữ là quá trình phát triển toàn diện cho phép người phụ nữ kiểm soát cuộc sống và quyết định tương lai của chính họ. Tăng quyền cho phụ nữ là quá trình phát triển toàn diện cho phép người phụ nữ kiểm soát cuộc sống và quyết định tương lai của chính họ. MCNV tập trung tăng quyền cho các nhóm phụ nữ yếu thế nhất, bao gồm phụ nữ sống tại khu vực nông thôn chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa và phụ nữ sống chung với HIV/AIDS. Tại các dự án mà MCNV thực hiện, tăng quyền cho phụ nữ đã trở thành chủ đề xuyên suốt để giải quyết các vấn đề bình đẳng giới và phát triển cho phụ nữ. Tại tỉnh Bến Tre, chương trình Tăng quyền cho phụ nữ do MCNV hỗ trợ đã và đang cung cấp các hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ, từ hòa nhập về kinh tế thông qua tài chính vi mô tới vấn đề tăng quyền tham chính cho phụ nữ thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Các kết quả đạt được

Thông qua các dự án tài chính vi mô, MCNV đã tăng sự tiếp cận cho hơn 10 nghìn phụ nữ nghèo đến các dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Tiếp cận được dịch vụ tài chính đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống cho phụ nữ nghèo. Người phụ nữ Việt Nam phải đảm đương hai trọng trách cùng lúc, một là phải chăm lo cho gia đình và con cái và hai là phải tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Phụ nữ sống tại khu vực nông thôn gần như không thể tìm được một công việc có thu nhập ổn định vì họ không thể từ bỏ gia đình để lên các thành phố lớn làm việc. Do đó giúp cho phụ nữ nông thôn tự tạo việc làm thông qua sản xuất kinh doanh tại hộ gia đình chính là cách hữu hiệu để tạo cơ hội cho phụ nữ kiếm thêm thu nhập đồng thời vẫn đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc gia đình. Chương trình Tài chính vi mô tại tỉnh Bến Tre cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng bao gồm tín dụng hộ gia đình, tiết kiệm, bảo hiểm y tế, vốn vay cho nhóm sản xuất, vốn vay xây bể chứa nước để ứng phó hạn mặn… kết hợp với giáo dục tài chính cho phụ nữ nghèo. Chương trình này đã giúp hơn 1000 phụ nữ nghèo cải thiện thu nhập và địa vị trong cộng đồng.

Con bò là tài sản lớn của phụ nữ nghèo. Phụ nữ nghèo sẽ tăng tự tin trong cuộc sống khi tích lũy được tài sản.

Tham gia các hoạt động hỗ trợ về tài chính vi mô và cải thiện sinh kế của MCNV, phụ nữ đã trở nên tích cực hơn trong các hoạt động cộng đồng. Các cuộc họp nhóm thường kỳ (hàng tháng) đã tạo cơ hội để họ thảo luận và chia sẻ các vấn đề họ gặp phải, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh và học hỏi lẫn nhau. Từ các dự án của MCNV chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm tự lực đã góp phần quan trọng trong tăng quyền cho nhóm người nghèo và nhóm kém hòa nhập xã hội. Phụ nữ nghèo tại Bến Tre sau khi tham gia dự án đã trở nên tự tin hơn và có nhiều kinh nghiệm quý trong sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tình làng nghĩa xóm cũng được cải thiện và nam giới cũng tham gia hỗ trợ phụ nữ nhiều hơn trong công việc.

Monthly credit group meetings is a good opportunity to learn and share among poor women

Họp nhóm tín dụng hàng tháng là cơ hội cho phụ nữ nghèo học tập và chia sẻ kinh nghiệm

Một bước tiến lớn trong nỗ lực tăng quyền là sự cải thiện khả năng tham chính cho phụ nữ. Thông qua việc tăng số lượng thành viên nữ trong Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, quyền và tiếng nói của phụ nữ sẽ được lắng nghe và tôn trọng nhiều hơn. Tỉnh Bến Tre là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam với sự hỗ trợ từ MCNV đã triển khai dự án “Tăng tỷ lệ trúng cử cho phụ nữ thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp”. Dự án này cũng đã áp dụng nhiều công cụ hữu hiệu như dùng các khảo sát trực tuyến để nắm bắt ý kiến và nguyện vọng của người dân.

Ben Tre women who joined MCNV capacity training for People Committee election's candidates

Phụ nữ tỉnh  Bến  Tre tham gia tăng cường năng lực để ứng cử HĐND các cấp

Tỷ lệ trúng cử HĐND của phụ nữ tại tỉnh Bến Tre trong kỳ bầu cử 2016 đã tăng mạnh thông qua dự án can thiệp theo hướng: (i) Cải thiện cách nghĩ và làm của lãnh đạo các cấp thông qua các hội thảo định hướng về quyền và ưu tiên cho phụ nữ tham chính; (ii) Cải thiện kỹ năng vận động tranh cử cho phụ nữ tham gia ứng cử lần đầu và (iii) Cải thiện nhận thức và hỗ trợ từ người dân trong cộng đồng đối với cử tri nữ thông qua các cuộc tiếp xúc và truyền thông tại xã.

Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong HĐND các cấp sau kỳ bầu cử 2016 tại Bến Tre đã đạt 28%, tăng mạnh so với tỷ lệ 22% của kỳ trước. Thông qua khảo sát trực tuyến đánh giá tác động của dự án, 25% số người trả lời cho rằng dự án là yếu tố quyết định và 63% cho rằng dự án góp phần quan trọng dẫn tới sự thay đổi này.

Định hướng tương lai

Trong thời gian tới MCNV sẽ tăng cường các hoạt động tăng quyền cho phụ nữ và chia sẻ kinh nghiệm của mình với các tỉnh thành khác tại Việt Nam và với các nước khác. Chúng tôi đang hợp tác với Trung tâm Phụ nữ và Phát Triển để khởi động một dự án làm phim, để thực hiện các phim ngắn về những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất về sự phát triển của phụ nữ. Những thước phim này sẽ được chia sẻ rộng rãi thông qua mạng xã hội cũng như các cấp Hội phụ nữ để góp phần thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ nói chung.

Dự án tài chính vi mô tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre sẽ được mở rộng thêm tại các xã mới để cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo hướng tới thay đổi cuộc sống. Dự án này hiện tại cũng đang đóng góp tích cực giúp cho phụ nữ nghèo thích ứng với hạn mặn thông qua việc cấp tín dụng xây bể chứa nước ngọt để đảm bảo đời sống cho người nghèo trong mùa khô hạn.

Từ năm 2016, MCNV đã hỗ trợ thành lập và phát triển 5 tổ hợp tác dành cho phụ nữ nghèo tại tỉnh Bến Tre. Phát triển các doanh nghiệp vi mô sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho phụ nữ đồng thời giúp họ cải tiến chất lượng sản phẩm để tạo ra thương hiệu cho địa phương.

Read more

Phát triển mạng lưới nhân viên y tế thôn bản

Bối cảnh

Ở Việt Nam, nhân viên y tế thôn bản (YTTB) là những người hoạt động ở cơ sở, gần gũi với người dân và thường được ví von là “cánh tay nối dài” của ngành y tế. Nhân viên YTTB hoạt động như những tình nguyện viên, được tập huấn, đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhân viên YTTB có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công việc của họ chủ yếu gắn liền với hoạt động của các trạm y tế xã, phường. Ở địa phương của mình, YTTB tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn sức khỏe và họ được đa số người dân biết đến. Các hoạt động của YTTB rất quan trọng không chỉ cho người dân ở cộng đồng mà còn quan trọng cho ngành y tế, đặc biệt trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho nhóm người nghèo và đồng bào vùng sâu vùng xa.

Vai trò của MCNV

Trong nhiều năm qua, MCNV hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao chất lượng công việc của YTTB ở 3 tỉnh Cao Bằng, Phú Yên và Quảng Trị. Ở các tỉnh này, Hội YTTB đã được thành lập với mạng lưới khoảng 1.200 hội viên ở Cao Bằng, 700 hội viên ở Phú Yên và 1.100 hội viên ở Quảng Trị. Việc thành lập Hội YTTB nhằm hướng đến đáp ứng nhu cầu của YTTB về học tập, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Hội YTTB cũng đóng vai trò đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của nhân viên YTTB.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của YTTB là truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Điều này được nêu rõ trong Thông tư 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế. MCNV giúp các Hội YTTB nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bằng cách học hỏi và áp dụng các phương pháp sáng tạo trong truyền thông thay đổi hành vi. Một số phương pháp sáng tạo mà các Hội YTTB đã áp dụng bao gồm kịch, kịch bóng mờ, sáng tác và hát dân ca, phương pháp cùng tham gia làm phim, “ảnh biết nói” và múa rối. Tuy khác nhau về mặt kỹ thuật những những phương pháp này hướng đến tăng cường sự tương tác giữa YTTB và người dân và có thể áp dụng được đối với hầu hết các chủ đề khác nhau. Hiện nay, các Hội YTTB đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng những phương pháp này, áp dụng một cách hiệu quả và thường xuyên để góp phần thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về các vấn đề sức khỏe. Trong giai đoạn 2011-2015, các Hội YTTB ở các tỉnh Cao Bằng, Phú Yên và Quảng Trị đã áp dụng các phương pháp này để thực hiện tổng cộng 807 buổi truyền thông cho các nhóm đối tượng khác nhau, thu hút sự tham gia của hơn 26.500 người dân ở 3 tỉnh.

Hoạt động của các Hội YTTB được chính quyền và các tổ chức, đoàn thể đánh giá cao. Trong những năm qua, các Hội YTTB đã hợp tác với nhiều đơn vị trong ngành y tế, chẳng hạn như Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và các Trung tâm y tế huyện, trong các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng. Ở Quảng Trị, Hội YTTB đã tập huấn phương pháp truyền thông sáng tạo cho CLB những người bị mắc nhiễm HIV, sau đó chính những thành viên của CLB này thực hiện các buổi truyền thông với người dân để trao đổi về chủ đề này. Các hội YTTB cũng có nhiều kinh nghiệm làm việc với các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Một trong những can thiệp đáng chú ý của Hội YTTB là sử dụng các phương pháp sáng tạo để truyền thông cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt – Lào nhằm góp phần đối phó với các vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên.

Kết quả đạt được

Các hội YTTB cũng thường hợp tác và hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là các hội/CLB người khuyết tật, trong việc sử dụng các phương pháp sáng tạo để bồi dưỡng kỹ năng sống cho người khuyết tật. Ở Quảng Trị, Hội YTTB được một số tổ chức quốc tế như World Vision International hay Handicapped International mời tập huấn cho các tổ chức đối tác của họ. Năm 2013, Hội YTTB Quảng Trị tham gia cùng MCNV để hướng dẫn các tập huấn tương tự cho các đối tác của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) ở các tỉnh Bến Tre và Hải Dương. Trước đó, Hội YTTB cũng đã từng tập huấn phương pháp truyền thông sáng tạo cho tình nguyện viên y tế ở huyện Noòng, tỉnh Savannakhet, Lào.

Định hướng tương lai

Mô hình hoạt động của Hội YTTB ở các tỉnh Cao Bằng, Phú Yên và Quảng Trị đã được chia sẻ với Bộ Y tế và được Bộ đánh giá cao. Các Hội YTTB này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nhân rộng mô hình hội YTTB ở các tỉnh khác ở Việt Nam trong tương lai.

Read more

sức khỏe sinh sản và tình dục ở tỉnh Điện Biên

Bối cảnh

Thanh niên Việt Nam, đặc biệt là nhóm thanh niên dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi ở Việt Nam đang ngày càng phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe và vấn đề xã hội. Đây là hệ quả của việc thiếu kiến thức và kỹ năng về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi thanh niên và vị thành niên cao nhất thế giới, 83,3 trường hợp/1000 phụ nữ. Năm 2012, Việt Nam cũng là đất nước đứng đầu về số ca HIV nhiễm mới trong khu vực các quốc gia đất liền của Đông Nam Á, và hơn 1/3 số người nhiễm HIV trong độ tuổi dưới 30. Đại dịch HIV đang có xu hướng phát triển nhanh hơn ở những khu vực có trình độ học vấn thấp, và thường là vùng dân tộc thiểu số. Rất nhiều những vấn đề hiện nay là hệ quả của việc thiếu giáo dục toàn diện về SKSS và HIV ở nhóm người trẻ tuổi. Nhóm này chưa được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tin bảo vệ chính mình để phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Xu hướng gia tăng quan hệ tình dục trước hôn nhân, tảo hôn và sinh con sớm ngày càng phổ biến ở nhóm này. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói và môi trường sinh sống tại khu vực xa xôi hẻo lánh là các yếu tố giới hạn đáng kể sự tiếp cận thông tin về SKSS. Ở những khu vực này, kết quả của chương trình giáo dục sức khỏe đang bị ảnh hưởng tiêu cực do thiếu các dịch vụ thân thiện về SKSS và HIV dành cho nhóm thanh thiếu niên.

Vai trò của MCNV

Nhằm góp phần nâng cao SKSS, sức khỏe tình dục tại Việt Nam, MCNV đã chủ trương hỗ trợ nhóm vị thành niên dân tộc thiểu số trong việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục SKSS và các dịch vụ liên quan. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành triển khai một dự án thí điểm tại Điện Biên, có tên gọi: “tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT miền núi tỉnh Điện Biên”. Dự án này được triển khai trong 3 năm tại 2 trường THPT nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục và kỹ năng sống về SKSS cho các học sinh vị thành niên dân tộc thiểu số, trang bị kiến thức và kỹ năng về các hành vi an toàn tình dục cho học sinh qua đó giúp đối tượng đích có thêm nhiều lựa chọn và quyết định trong lĩnh vực SKSS.

Hoạt động giáo dục của dự án tập trung vào đối tượng dân tộc thiểu số tại các trường nội trú với các hoạt động tiếp cận dựa vào nhà trường và câu lạc bộ. Những thông tin truyền thông về SKSS sẽ được cung cấp bởi giáo viên, nhân viên y tế, cùng phối hợp với sự chia sẻ của nhóm phụ nữ sống chung với H. Câu lạc bộ của học sinh được thành lập và duy trì nhằm kết nối học sinh với một cộng đồng rộng rãi, bao gồm cả bên trong và bên ngoài nhà trường, thông qua các hoạt động truyền thông sáng tạo như kịch/tiểu phẩm, bài hát, âm nhạc, trò chơi, sự kiện truyền thông.

Dự án cũng sử dụng những kênh truyền thông đa phương tiện để kết nối và truyền thông cho học sinh. Những kiến thức và kỹ năng mới về phương pháp theo từng chủ đề được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên tạo cơ hội cho giáo viên có khả năng sáng tạo, và học hỏi nhiều phương pháp dạy học tích cực và hiện đại. Bằng những việc làm đó, kiến thức và kỹ năng của giáo viên được nâng cao, củng cố thêm nghiệp vụ giáo dục nhằm giảng dạy tốt hơn về những đề tài nhạy cảm về sức khỏe sinh sản.

Định hướng tương lai

Trong tương lai, MCNV mong muốn mở rộng dự án này tới các trường khác tại tỉnh Điện Biên và các tỉnh khác tại Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án thí điểm, bộ tài liệu hướng dẫn giáo dục SKSS dành cho giáo viên sẽ được xuất bản và và giới thiệu trong hệ thống giáo dục từ cấp quốc gia đến cấp quận huyện. Những can thiệp của dự án cũng sẽ được chia sẻ rộng rãi ở trong khu vực, đặc biệt là trong Diễn đàn sức khỏe vị thành niên vừa được tổ chức tại Lào vào tháng 11 năm 2016.

Read more

Tín dụng vi mô và bảo hiểm thu nhập

Tài chính vi mô – Một động lực bền vững cho phát triển

Impacts of microfinance to the poor

Tác động của  TCVM đến người nghèo

Trọng tâm của Mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ (SDGs) là cam kết “Xóa nghèo ở mọi nơi, dưới mọi hình thức và khía cạnh vào năm 2030”.

Read more

Phát triển hoạt động trị liệu tại Việt Nam

Bối cảnh

Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng cho người khuyết tật (NKT) hơn 40 năm qua, tuy nhiên NKT rất hiếm khi nhận được sự hướng dẫn để họ có thể làm được các công việc hàng ngày. Làm thế nào để họ tự nấu ăn, giặt quần áo, chăm sóc bản thân với tình trạng khuyết tật của mình? Làm sao để họ có thể học hành hay làm việc được? Kỹ thuật viên vật lý trị liệu không giúp họ giải quyết được những vấn đề này mà đây chính là nhiệm vụ của kỹ thuật viên hoạt động trị liệu (HĐTL). Trong số những người cần sự giúp đỡ đặc biệt của kỹ thuật viên HĐTL có bệnh nhân bị tổn thương tủy sống. Việt Nam chưa có số liệu chính xác nhưng tại hai bệnh viện lớn nhất toàn quốc, mỗi năm có tới 2.000 bệnh nhân tổn thương tủy sống được điều trị và sau đó họ được chuyển về nhà mà không có sự trợ giúp tiếp theo.

Tại Việt Nam, MCNV luôn quan tâm đến việc làm thế nào để NKT thực hiện được các hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hàng ngày của họ. Với NKT sử dụng chân giả, làm sao để họ đi được lên tầng trên của một ngôi nhà nếu chỉ có một cái cầu thang lung lay để đi lên? Làm sao để NKT sắp xếp cuộc sống hàng ngày khi họ bị trầm cảm? Những ví dụ đó cho thấy nhu cầu rất lớn về HĐTL trên phạm vi toàn quốc. Bộ Y tế cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của HĐTL và định hướng đến năm 2020, các Bệnh viện Phục hồi chức năng cần có Khoa HĐTL, các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh cần có nhóm HĐTL.

Vai trò của MCNV

Cho đến nay ở Việt nam chưa có đào tạo HĐTL chuyên nghiệp. HĐTL mới chỉ có ở một số ít bệnh viện lớn và thường có sự hỗ trợ của các sinh viên hoặc kỹ thuật viên HĐTL người nước ngoài. Câu hỏi “bệnh nhân của tôi sẽ ra sao khi họ trở về nhà?” ngày càng được các nhân viên y tế nhiều nơi đặt ra. Một nghiên cứu của MCNV trong hệ thống y tế đã chỉ ra rằng đào tạo HĐTL là nhu cầu cấp thiết ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về HĐTL, năm 2015 MCNV đã khởi xướng Dự án Phát triển đào tạo HĐTL chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam cùng Tổ chức Handicap International, một tổ chức NGO về trợ giúp NKT với sự tài trợ của tổ chức USAIDS. Điều này rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của NKT, đặc biệt là tăng cường sự tham gia của họ trong công việc gia đình và xã hội. .

Hoạt động đang được triển khai

Trong khuôn khổ dự án, bốn giảng viên đại học Việt Nam đã được gửi sang Ấn Độ học khóa định hướng HĐTL 1 tháng tại Ấn Độ hiện đang xây dựng chương trình đào tạo HĐTL chuyên nghiệp tại Việt Nam bao gồm: khung đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết. Năm sinh viên Việt Nam đang theo học chương trình đào tạo cử nhân và thạc sỹ HĐTL tại Ấn Độ. Khi trở về Việt Nam, họ sẽ giảng dạy các môn HĐTL tại trường đại học nơi họ công tác. Các mảng hoạt động trọng tâm khác của dự án là xây dựng các đơn vị hỗ trợ phục hồi chức năng tập trung vào HĐTL cho NKT tại 2 xã của Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hải Dương.

Trong năm nay, MCNV hỗ trợ năm sinh viên Việt Nam tham gia chương trình đào tạo Cử nhân HĐTL tại Đại học tổng hợp Manipal ở Ấn Độ. Chương trình học này là một thách thức đối với các em với những bài giảng bằng tiếng Anh, với cuộc sống ở môi trường khác biệt, xa gia đình và bạn bè, nhưng các em rất nhiệt tình và lạc quan về cơ hội để thành công. MCNV lựa chọn Đại học tổng hợp Manipal để hợp tác vì trường này có danh tiếng trong lĩnh vực đào tạo HĐTL.

Các kết quả đạt được

Sau gần một năm thực hiện dự án, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau đây:

  • Gửi một nhóm 4 giảng viên đại học Y dược tham gia khoá đào tạo 1 tháng về Hoạt động trị liệu tại Đại học tổng hợp Manipal ở Ấn Độ.
  • Gửi một nhóm 5 Chuyên gia trị liệu tham gia khoá học tiếng Anh và khoá Cử nhân về Hoạt động trị liệu tại Đại học tổng hợp Manipal ở Ấn Độ.
  • Gửi một nhóm 6 thành viên chủ chốt từ Bộ Y tế, Đại học Y Hải Dương và Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh tham quan học tập về Hoạt động trị liệu tại Đại học tổng hợp Manipal ở Ấn Độ.
  • Phát triển khung chương trình đào tạo cử nhân cho các khoá học bán thời gian và toàn thời gian
  • Xây dựng giáo án cho chương trình đào tạo cử nhân sẽ được thí điểm tại đại học Y Hải Dương và Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2017.

Hoạt động trị liệu (HĐTL) là dùng các đánh giá và điều trị để phát triển, phục hồi, hoặc duy trì các kỹ năng sống và công việc hàng ngày của những người có rối loạn về thể chất, tinh thần, hoặc nhận thức.

Kỹ thuật viên HĐTL cũng tập trung nhiều vào việc xác định và loại bỏ các rào cản của môi trường đến sự độc lập và tham gia của NKT vào các hoạt động hàng ngày của họ. [1] Kỹ thuật viên HĐTL lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng vào tiến trình hướng tới mục tiêu của khách hàng. [2] Can thiệp của kỹ thuật viên HĐTL tập trung vào việc cải thiện môi trường, điều chỉnh công việc, hướng dẫn các kỹ năng, tư vấn cho NKT/gia đình để cải thiện việc thực hiện và sự tham gia của họ vào các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động có ý nghĩa với NKT. Kỹ thuật viên HĐTL thường xuyên làm việc chặt chẽ với các kỹ thuật viên vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, điều dưỡng viên, nhân viên công tác xã hội và cộng đồng trong khi hỗ trợ cho NKT.

(nguồn: Wikipedia)

Read more

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

Bối cảnh

Rối loạn sức khỏe tâm thần chiếm một phần lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Chính sách và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện còn ít quan tâm đến sức khỏe tâm thần. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần thuộc Bộ Y Tế đã cung cấp chăm sóc y tế miễn phí ở hầu hết các địa bàn ở Việt Nam nhưng hầu như chỉ tập trung vào bệnh tâm thần phân liệt và bệnh động kinh, và có một số khu vực thí điểm về bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có chương trình tập trung vào việc hỗ trợ xã hội đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Mặc dù đã có những chương trình hỗ trợ này, nhưng những bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm, và gia đình của họ vẫn còn chưa ý thức được những khả năng chăm sóc, điều trị và đồng thời vẫn bị kì thị từ cộng đồng.

Vấn đề

Ở hầu hết các tỉnh nông thôn như Quảng Trị và Phú Yên ở Việt Nam, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần còn hạn chế từ cấp tỉnh cho đến cấp thôn. Nhân viên y tế, đặc biệt là Y tế thôn bản, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và thái độ làm việc với bệnh nhân tâm thần. Việc khám sàng lọc và phát hiện sớm còn rất hạn chế, không có giáo dục nâng cao sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý. Giáo trình đào tạo về sức khỏe tâm thần tại các trường y tế không được cập nhập thường xuyên. Nếu không có sự tư vấn hoặc chăm sóc tại nhà trong cộng đồng, bệnh nhân tâm thần vẫn tự mặc cảm hoặc bị cộng đồng kì thị

Vai trò của MCNV

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và gia đình họ, MCNV đã hợp tác với tổ chức phi chính phủ quốc tế Sáng kiến Toàn cầu về Tâm thần học (GIP) và các đơn vị y tế cấp tỉnh để bước đầu thực hiện mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng ở huyện Hướng Hóa và Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị, và huyện Sơn Hòa thuộc tỉnh Phú Yên.

Hoạt động đầu tiên là phát triển năng lực về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế, từ cấp thôn đến cấp tỉnh đặc biệt là cấp xã và cấp thôn. Việc phát triển năng lực được thực hiện thông qua các giảng viên tại các Trường đại học y tế thông qua các hội thảo tập huấn, tham quan học tập và huấn luyện bởi các bác sĩ từ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng. Chúng tôi đã tập huấn về kiến thức cơ bản và khả năng phát hiện, điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần cũng như sử dụng các công cụ sàng lọc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Sau đó, các nhóm tự lực của gia đình có người rối loạn tâm thần được thành lập thông qua Hội người khuyết tật để các bệnh nhân tâm thần và gia đình họ có thể gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Tiếp đó, MCNV hỗ trợ các kế hoạch phát triển cá nhân cho người rối loạn tâm thần. Những kế hoạch này dựa vào tình trạng của từng cá nhân nhằm mục đích điều trị toàn diện, hòa nhập xã hội và nâng cao điều kiện sống của họ.

Các nhân viên y tế thôn bản được tập huấn và hướng dẫn để họ có khả năng thực hiện việc thay đổi hành vi giao tiếp bằng cách sử dụng các phương pháp sáng tạo (chẳng hạn như phim hoặc kịch rối) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần và giảm sự kì thị cũng như phân biệt đối xử mà những người bệnh vẫn phải đối mặt.

Kết quả đạt được

Kết quả từ một số nghiên cứu bởi các sinh viên Hà Lan chỉ ra rằng những cán bộ y tế được tập huấn đã nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ, họ có khả năng chăm sóc tại nhà và tư vấn cho người bệnh tâm thần.

Những nhân viên y tế thôn bản được tập huấn đã sử dụng công cụ chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (SQR – WHO 1994) để sàng lọc 12,008 người độ tuổi từ 18 đến 65, trong số đó đã phát hiện 755 người có nguy cơ về sức khỏe tâm thần. Gần 100 người trong số đó được điều trị và tư vấn. Kết quả này đã cho thấy nhiều người được tiếp cận với chương trình sức khỏe tâm thần quốc gia hơn và bây giờ đã có thể được tiếp cận đầy đủ hơn các chăm sóc sức khỏe tâm thần phù hợp.

Sáu nhóm gia đình có người rối loạn tâm thần gồm có hơn 120 gia đình với bệnh nhân tâm thần, những người này đã cho thấy sự cải thiện trong quá trình điều trị của họ, đã nhận được hỗ trợ xã hội và ít bị kì thị hơn trong cộng đồng. Gánh nặng của gia đình trong chăm sóc người bệnh đã giảm nhờ sự thay đổi tích cực trong hành vi của bệnh nhân tâm thần và uống thuốc đêu đặn dưới sự hỗ trợ của gia đình.

“Cảm ơn sự hỗ trợ của MCNV, em trai tôi bây giờ uống thuốc rất đều. Cậu ấy thường xem tivi, gánh nước cho gia đình bất cứ khi nào đi ra suối để tắm. Em tôi có thể chăn trâu và dê. Mọi người trong làng đều vui khi thấy em đã hồi phục, thỉnh thoảng họ nói chuyện với em, những đứa trẻ rủ em cùng chơi bóng đá với chúng.

Hai năm trước, chúng tôi đã nhốt em trong một cái cũi gỗ. Chúng tôi đặt thức ăn và nước uống trong cũi 2 lần một ngày, em ấy chỉ ăn khi nào muốn. Em vệ sinh cá nhân trong cũi và chúng tôi đưa em đi tắm mỗi tháng một lần. Mỗi lần được ra ngoài, em rất vui và cầu xin chúng tôi đừng khóa em trong cũi nữa.”

Trên đây là lời của Hồ Văn Kun, anh trai của Ken, một bệnh nhân tâm thần ở Xã Xy, Hướng Hóa, Quảng Trị

Định hướng tương lai

Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng đã cho thấy sự hiệu quả trong việc giúp đỡ các bệnh nhân tâm thần và gia đình ở những vùng nông thôn ở Việt Nam. Nếu có thêm kinh phí, chúng tôi sẽ mở rộng can thiệp để hỗ trợ 6,800 bệnh nhân tâm thần ở nhiều xã hơn tại Phú Yên và Quảng Trị.

Những bài học kinh nghiệm từ dự án này sẽ được tài liệu hóa chia sẻ với các cơ quan, tổ chức liên quan như BasicNeeds, hội nghị ALHA, và các nhà hoạch định chính sách y tế tại Việt Nam nhằm hướng đến những tác động lâu dài và rộng lớn hơn đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam nói chung.

Read more